Khám phá » Thế giới muôn màu
Đám cưới người Chăm
(12:22:35 PM 14/08/2011)Xin chia sẻ với bạn đọc chùm ảnh lễ cưới của chú rể Kanafi và cô dâu Subaydáh (sinh năm 1982) để cùng hiểu thêm một phần cuộc sống của người Chăm hiện đang sinh sống tại An Giang – Việt Nam.
Theo phong tục xưa, nam nữ Chăm không được quyết định trong việc cưới hỏi. Đến tuổi lập gia đình, cha mẹ nhà trai sẽ tìm hiểu và nhờ ông cả của làng ngỏ lời với nhà gái. Khi được chấp thuận, người làm mối sẽ trao đổi trước sau đó nhà trai sẽ làm lễ “dứt lời”, tức là khẳng định mọi việc đã được thống nhất.
Trong lễ hỏi, nhà trai mang theo một mâm trái cây làm lễ vật và những vật dụng cần thiết cho cô dâu trong đời sống riêng sau này như áo dài cưới, xà rông, khăn đội đầu, kim chỉ...
Phía nhà gái hôm sau sẽ “trả lễ” 1 mâm bánh và nhà trai trao một phong bì tiền cho nhà gái. Gần tới ngày cưới, ông cả cùng với người nhà trai mang giường sang sau đó cầu nguyện và trang trí phòng cưới.
Trong ngày cưới, cô dâu áo dài nhung đỏ, tím hay nhiễu dài đến gối, không xẻ hông, trùm khăn ren trắng, tóc và hai tai đều cài hoa và trâm cài đầu với các trang sức như vòng vàng, kiềng, nhẫn xuyến... chú rể mặc quần áo dài, quàng khăn, đội mũ vải màu trắng, móng tay, móng chân nhuộm đỏ bằng lá cây như cô dâu.
Lễ cưới diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu tiên là ngày họp họ - làm bánh. Bánh dùng trong lễ cưới gồm có 3 loại bánh là bánh ha bum (bông lan), tapaikagah, gti kling (bánh ba lỗ) và món cơm cà ri bò.
Ngày thứ hai - ngày “lên ghế” (giường), cả hai gia đình nhà gái, nhà trai tự làm lễ cầu nguyện, ở mỗi gia đình, người đại diện sẽ đọc những lời chúc cầu nguyện cho cô dâu, chú rể sống bình an, hạnh phúc, sau đó mời cơm dân làng.
Ngày thứ ba - “đưa rể”, nhà trai tự đưa chú rể đến nhà gái. Nhưng trước khi đến nhà gái, nhà trai phải đến thánh đường làm lễ.
Khi đến nhà cô dâu, chú rể sẽ được bố vợ đón và cùng các ông cả làm lễ. Thủ tục quan trọng nhất là con rể bắt tay bố vợ sau đó đọc kinh, cầu phúc cho đôi vợ chồng trẻ.
Ông cả phía bên nhà gái sẽ là người phụ trách việc dắt chú rể vào buồng cô dâu bằng 1 chiếc khăn để thực hiện làm lễ "lên giường". Khi gặp cô dâu, chú rể phải lật khăn che và chỉ vào trán cô dâu ý khẳng định nguyện ước vợ chồng.
Trong nghi lễ “lên giường”, các ông cả, phù dâu sẽ tiếp tục làm lễ chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ.
Sau khi thực hiện đủ các nghi lễ, cô dâu sẽ trang cho chú rể những vật dụng sử dụng hằng ngày.
Tiếp đó, cô dâu chú rể sẽ ra chào họ hàng và khách đến dự buổi lễ.
Phía nhà gái sẽ phụ trách việc mời cơm khách. Bữa cơm thân mật trong đám cưới của người Chăm thường chỉ có cơm trắng và cà ri bò. Bữa cơm hoàn toàn không có rượu mà chỉ có nước chè và món bánh tráng miệng.
Chú rể và bố vợ sẽ có nhiệm vụ tiếp khách trong bữa cơm và nhận những lời chúc phúc. Mặc dù đã có những thay đổi cho phù hợp với đời sống mới nhưng về cơ bản, những nghi thức vẫn được gìn giữ theo đúng luật Hồi giáo.
Cuối bữa ăn, sẽ có 3 loại bánh là bánh ha bum (bông lan), tapaikagah, gti kling (bánh ba lỗ) là bánh truyền thống là dạng bánh chay để dùng cho tráng miệng.
Sau bữa ăn tối, trong phòng cưới, bốn người phụ nữ sẽ chuẩn bị một vật dụng đựng (xô, thau…) thả vào đó 10 đồng bạc cắc (tiền xu, đồng hoa xòe). Cô dâu và chú rể sẽ mò, ai mò được nhiều hơn người đó sẽ có tiếng nói hơn trong cuộc sống gia đình sau này.
Người Chăm thường rất tôn trọng các quyết định của con cái. Ngay sau khi lấy chồng, theo luật Hồi giáo, chú rể sẽ phải ở rể 3 ngày. Sau đó đôi vợ chồng trẻ có thể quyết định ra ở riêng hoặc ở nhà trai, nhà gái tùy theo mong muốn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.