Khám phá » Thế giới muôn màu
Có một mùa phượng vàng báo xuân
(07:34:51 AM 12/01/2016)
Ở khu vực vườn ươm gần cà phê Vườn Tượng (nằm phía đường Huyền Trân Công Chúa và Nguyễn Du) công viên Tao Đàn, TP.HCM có một cây hoa nhánh vươn thẳng lên cao. Cuối năm, khi tiết trời se lạnh, cây rụng lá, chờ đến sau Tết dương lịch lại trổ lá, đơm hoa.
Những bông hoa vàng rực bung nở rủ các loài chim hút mật về ăn nhụy hoa và hót ríu rít, sau đó rơi rụng lấm tấm vàng trên bãi cỏ xanh.
Có nhiều người lầm tưởng đó là hoa điệp vàng hay một giống của lim sét (lim xẹt). Nhưng thật ra đó là cây phượng vàng, một trong những loài cây hoa khá hiếm tại Việt Nam.
Cây phượng vàng đang nở hoa ở Tao Đàn có tên khoa học là Schizolobium excelcium thuộc họ đậu (Caesalpiniaceae), cùng họ với cây phượng tím (hiện đang thành đặc sản hoa ở Đà Lạt) chứ không phải cây phượng vĩ hoa vàng (tên khoa học là Delonix regia var Flavida, tên thương mại là yellow poinciana), một loài khác cùng họ với cây phượng đỏ (hiện cũng đang được Công ty Công viên cây xanh thành phố ươm trồng và nhân giống).
Phượng vĩ hoa vàng có thân, lá, hoa giống như cây phượng đỏ, chỉ khác ở màu hoa vàng thay cho đỏ, thời gian nở hoa cũng vào mùa hè, nghe nói là hiện đã có vài cây nở hoa tại Huế. Riêng cây phượng vàng thuộc họ đậu, thường nở hoa vào mùa xuân.
Vào những năm 1950, khi tham vọng xây dựng Bảo Lộc (tức Blao) thành một thị trấn chuyên canh về các loại cây công nghiệp (mà thành công nhất vẫn là trà), người Pháp đã đưa rất nhiều giống cây từ các vùng thuộc địa khác về.
Ngoài trồng tại Trường Nông lâm súc Bảo Lộc còn trồng tại nhiều nơi khác, trong đó có Trung tâm thực nghiệm Blao Di Linh (thuộc xã Lộc Sơn, Bảo Lộc, gọi tên theo tiếng Pháp là Ferme, tức nông trại thực nghiệm).
Trong các loại cây này có cây phượng vàng, gốc có thể từ Brazil hay Mexico. Tính đến khi cây bị gãy đổ vì mưa bão và chết vào tháng 4-2007 thì cũng được khoảng 100 năm tuổi.
Khi đó, người dân Bảo Lộc cũng đã biết nhiều về một cây to có gốc cỡ hai người ôm, vào mùa xuân luôn nở hoa và thả xuống đất thành thảm hoa vàng rực ngang đỉnh dốc, trước Sở Nông trại thực nghiệm, mà người dân kỳ cựu xứ Blao còn gọi là Sở Con Trâu. Nhưng không ai nghĩ tới việc ươm hạt cây này về trồng.
Sau đó, cây phượng tím mới được kỹ sư Lương Văn Sáu đưa về trồng và nhận giống thành công tại Đà Lạt.
Một người Blao kỳ cựu, ông Bùi Tho (làm việc tại Trường trung học kỹ thuật và dạy nghề Bảo Lộc), người từng có một tuổi thơ gắn bó với cây cổ thụ hoa vàng ở Sở Con Trâu, đã gửi một số hoa, lá xuống Sài Gòn cho kỹ sư Huỳnh Minh Bảo là bạn vong niên của ông.
Sau khi kỹ sư Bảo xác định tên họ cây này, cả hai quyết định gọi nó là cây phượng vàng. Ông Bảo có khuyên ông Bùi Tho nên nhân giống bằng cách ươm hạt, vì đây là loại cây hoa quý hiếm.
Đầu năm 1998, trước Tết Mậu Dần, khi lên Bảo Lộc thăm lại Trường Nông lâm súc nhân lễ kỷ niệm trường, gặp ông Bảo, ông Tho cho biết ông đã ươm được hạt để nhân giống loại cây quý hiếm này. Năm 1999, ông gửi tặng ông Bảo năm cây.
Mang về thành phố, khi đó cây cao khoảng 50cm, kỹ sư Bảo mang biếu cho Thảo cầm viên Sài Gòn một cây, một cây cho Công ty công viên cây xanh (được trồng ở công viên Tao Đàn) và hai cây cho một trang trại tại huyện Cần Giờ.
Khi đó, ông Bảo có chút lo nghĩ rằng cây phượng vàng chỉ thích hợp với vùng ôn đới (như Lâm Đồng), nên khi trồng ở thành phố không chắc gì cây sẽ trổ hoa. Vào mỗi mùa xuân, ông đều vào Thảo cầm viên và công viên Tao Đàn để xem cây phát triển ra sao.
Vào dịp Hội hoa xuân 2008, kỹ sư Bảo đã thấy cây phượng vàng trổ những chùm hoa đầu tiên sau 10 năm ngụ cư tại thành phố.
Do cây còn tơ, đường kính gốc mới khoảng 25cm và cao hơn 12m, nên tán lá không sum suê và hoa cũng chưa tạo chùm vàng óng ánh, nhưng vẫn hứa hẹn sẽ khoe sắc rực trong nắng và gió xuân Sài Gòn.
Khi đó ông đã rất vui vì xem ra so với cây phượng tím, cây phượng vàng có vẻ thích hợp hơn với thời tiết oi nóng như TP.HCM, và bắt đầu nở hoa.
Năm 2013, do tiết trời tháng giêng se lạnh, nên không hẹn mà cây phượng vàng ở Thảo cầm viên lẫn ở vườn cây Tao Đàn đều trổ hoa rực rỡ, thả xuống cỏ thảm hoa vàng rực.
Từ ông bạn Bùi Tho, ông Bảo rất vui khi biết cây phượng vàng này còn được biếu để trồng tại khu rừng Thiên Nhiên - bách bộ thưởng lãm hoa kiểng Bá Hoa Viên của Tòa thánh Tây Ninh và một số nhà chùa, nhà thờ các nơi khác. Nhưng ông không biết tại các nơi đó, cây có nở hoa sum suê hay không.
Như đã nói, cây phượng vàng mẹ đã chết, nguồn hạt từ cây phượng vàng gốc không còn nên ông Bảo luôn hi vọng từ những cây phượng vàng con ở Thảo cầm viên, Tao Đàn và ở Tây Ninh sẽ được người yêu cây lấy hạt ươm giống nhân rộng để trồng khắp nơi.
Từ đây sẽ tạo ra những thảm hoa vàng rực khi xuân về trên mọi miền đất nước.
Kỹ sư Huỳnh Minh Bảo đã mất năm 2014, ông Bùi Tho hiện đang sống tại Bảo Lộc.
Cây phượng tím từng được đưa về TP.HCM và trồng tại một số nơi. Nhưng trừ tại khu vực vườn ươm của công viên Gia Định được chăm sóc tốt nên nở hoa rực rỡ, thì tại một số nơi khác cây rất chậm phát triển và rất ít nở hoa.
Lúc sinh thời, kỹ sư Bảo không muốn giới thiệu rộng rãi về cây phượng vàng trong Thảo cầm viên và Tao Đàn vì ngại cây còn non, đang mùa trổ hoa, chim hút mật về sẽ khiến những người vô ý thức mang súng hơi đến săn chim, thậm chí bẻ hoa xuống chỉ để ngắm.
Nay ông đã mất, người viết không biết cây phượng vàng trong khu vực Thảo cầm viên được trồng ở khu nào. Chỉ biết cây ở Tao Đàn và dám giới thiệu rộng rãi vì cây hiện đã vươn rất cao, khó thể bẻ hoa. Còn khi chim hút mật về, giới săn ảnh lại đến để lặng lẽ chụp ảnh...
Cây phượng vàng trong công viên Tao Đàn
Mùa hoa nở rộ
In trên nền trời xanh
Những cách hoa phượng vàng khi rụng vẫn còn nguyên sắc vàng tươi
Trong nắng sớm
Thảm hoa
Hoa vàng trên cỏ xanh
Sớm mai trên đầu ngọn cỏ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.