Khám phá » Thế giới muôn màu
Cơ hội ngắm mưa sao băng Lyrids tại Việt Nam
(12:53:14 PM 15/04/2012)
Mưa sao băng Lyrids - Ảnh tư liệu |
Theo Tổ chức Mưa sao băng thế giới (IMO), mưa sao băng Lyrids đạt cực điểm lúc 12g30 trưa 22-4 (giờ Việt Nam) với tần suất 18 sao băng/giờ khi đạt đỉnh điểm (trong điều kiện tốt nhất). Tuy thời gian cực điểm rơi vào giữa trưa ở Việt Nam, nhưng những đêm lân cận thời gian cực điểm hứa hẹn có thể xuất hiện nhiều sao băng.
Mặc dù chỉ có mật độ sao băng trung bình, nhưng trận mưa sao này được dự báo là có khả năng gia tăng tần suất bất thường, có thể lên đến 90 vệt sao băng/giờ (như từng xảy ra năm 1982). Đây là một trong những lý do khiến nó được nhiều người quan tâm và đón xem.
Năm nay việc quan sát sao băng Lyrids khá thuận lợi khi không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng. Mọi địa phương ở Việt Nam đều có thể quan sát mưa sao băng Lyrids, nhưng việc quan sát được nhiều hay ít sao còn tùy thuộc thời tiết và điều kiện quan sát ở mỗi nơi.
Các trận mưa sao băng diễn ra khi Trái đất đi ngang qua đám mây bụi khí (mảnh vụn đá bụi thiên thạch) để lại bởi các sao chổi hay tiểu hành tinh trong quá khứ. Kết quả, thay vì chỉ là một vài sao băng, còn gọi là “sao rơi", "sao sa" hay "sao đổi ngôi” hay thấy vào những đêm trời trong, chúng ta sẽ thấy một trận mưa sao băng với hàng chục hay thậm chí hàng trăm sao băng dường như đến từ cùng một hướng trên bầu trời trong đêm.
Nguồn gốc của mưa sao băng Lyrids bắt nguồn từ sao chổi có chu kỳ xác định C/1861 G1 (Thatcher). Trận mưa sao này đã được quan sát từ khoảng 2.600 năm trước.
Ảnh: incredibleworld.net |
Ảnh: nationalufocenter.com |
Ảnh: earthsky.org |
Ảnh: sijangkungview.blogspot.com |
Ảnh: makelar-info.blogspot.com |
Ảnh: misterionaturaleza.blogspot.com |
Một số kinh nghiệm quan sát mưa sao băng:
- Do các sao băng di chuyển với vận tốc quá nhanh (vài chục km/giây) nên bạn chỉ cần dùng mắt thường, không cần quan sát qua kính thiên văn hay ống nhòm.
- Nên tránh xa ánh sáng thành phố, bởi ánh sáng đèn hay ánh sáng của trăng sẽ làm ảnh hưởng đến việc chiêm ngưỡng sao băng. Bạn có thể tới các vùng quê để quan sát, vì những nơi đó ít bị ô nhiễm ánh sáng.
- Chỉ khi trời quang mây, có thể thấy rõ các ngôi sao bình thường, bạn mới có thể thấy được sao băng.
- Cần kiên trì khi xem sao băng. Mưa sao băng không có nghĩa là “sao bay như mưa”, ở một trận mưa sao trung bình như Lyrids này thì những vệt sáng có thể xuất hiện cách nhau từ một đến vài phút, đôi khi bầu trời sẽ “lặng thinh” một lúc rất lâu nhưng cũng có lúc sao xuất hiện liên tục.
- Nên nhìn bao quát cả vùng trời rộng phía đông bắc sau nửa đêm, đừng tập trung một chỗ. Bạn cũng không cần phải biết vị trí của chòm sao Lyra (Thiên cầm) mới quan sát được sao băng. Đừng hiểu nhầm tâm điểm ở chòm Lyra có nghĩa là sao băng chỉ bay từ đó ra, nó có thể xuất hiện ở những chòm sao khác thậm chí rất xa tâm điểm, nhưng nếu để ý ta sẽ thấy đường kéo dài hướng bay của sao băng có vẻ chụm lại ở gần chòm Lyra.
- Do từ 1g sáng trở đi vị trí chòm Lyra cùng “vùng trời sao băng” sẽ lên khá cao trên chân trời đông bắc, nên việc đứng hay ngồi quan sát sẽ làm cổ bạn rất mỏi, nên tìm một nơi để nằm…sẽ thoải mái hơn rất nhiều và giúp bạn nhìn được một vùng trời rộng hơn.
- Bạn sẽ thấy được nhiều sao băng hơn sau nửa đêm. Ngoài ra, nên tránh nhìn ánh sáng trực tiếp 20 phút trước khi quan sát để mắt có thời gian thích ứng với bóng tối.
- Chú ý giữ ấm và tránh sương khi quan sát sao băng. Việc quan sát sẽ thú vị hơn nếu bạn chuẩn bị thức ăn và thức uống nóng tại chỗ. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.