Khám phá » Thế giới muôn màu
Cận cảnh ngôi làng của 40.000 nhà sư và ni cô
(10:30:20 AM 23/10/2015)
Nằm giữa những ngọn đồi xanh bao la trải dài ở thung lũng Larung Gar, Trung Quốc, ngôi làng Larung Gar hiện ra với hàng ngàn ngôi nhà bằng gỗ đỏ tập trung thành từng cụm. Nằm tách biệt với thế giới bên ngoài, đây là nơi đặt Học viện Phật giáo Larung Gar - trung tâm Phật giáo lớn nhất trên thế giới.
Kiến trúc truyền thống đặc trưng ở Larung Gar là những ngôi nhà bằng gỗ đỏ, điều đặc biệt là tất cả đều không có hệ thống làm sưởi ấm và nhà vệ sinh. Chúng được xây sát nhau đến nỗi gần như là nhà nọ chồng lên đỉnh nhà kia khi nhìn từ xa.
Nhiều du khách lần đầu đặt chân tới đây cho biết họ bị choáng ngợp bởi sự to lớn và tráng lệ của công trình. Được xây dựng từ những năm 1980 ở huyện Sertar, quận Garze, Larung Gar là nơi cư trú của cộng đồng người Tây Tạng ở phía tây tỉnh Tứ Xuyên.
Những ngôi nhà này đều có kết cấu và hình dáng tương tự nhau cùng với những con ngõ ngách nhỏ ngoằn ngoèo. Không ít du khách bày tỏ rằng họ rất ấn tượng khi người dân trong làng có thể tìm đúng ngôi nhà của mình giữa mê cung nhà giống hệt nhau như thế này.
Ngôi làng nằm ở độ cao 4.000 m, cách đường chính khoảng 4 km và cách thị trấn Sertar 15 km. Ở giữa làng có một bức tường cao được xây lên nhằm ngăn cách giữa khu vực của nhà sư và của ni cô.
Nơi đây có tới hơn 40.000 nhà sư và ni cô sinh sống.
Theo quy định, họ đều không được ra khỏi khu vực được phân chia của mình.
Tuy nhiên, có một khu vực mở ở trước hội trường chính của tu viện là nơi mà cả nhà sư và ni cô đều được phép lui tới.
Người dân Larung Gar sinh sống chủ yếu bằng việc buôn bán nhỏ như kinh doanh nhà nghỉ hay những cửa hàng tạp hóa. Đến thăm quan ngôi làng, có hai nhà nghỉ nhỏ để du khách có thể nghỉ ngơi và tham quan. "Tôi đã ở hai ngày ở trung tâm Phật giáo và tham gia vào một số nghi lễ. Dân làng ở đây rất nhiệt tình, lạc quan và cực kỳ hiếu khách, và tôi vô cùng ngạc nhiên về cách họ quan niệm về cái chết",Wanson Luk, nhiếp ảnh gia theo đạo Phật cho biết.
Quận Sertar cách rất xa các thành phố khác, vì vậy nó không phải là một nơi dễ dàng có thể đến được.
Thành phố gần nhất là Thành Đô, từ đây, khách có thể đi ô tô và mất khoảng 11-13 giờ để tới Larung. Tọa lạc ở độ cao 4.000 m nên nhiệt độ ở Larung Gar rất thấp. Chính vì thế, trước khi đến đây thăm quan, du khách tốt nhất nên có khoảng thời gian một vài ngày để làm quen với khí hậu.
Lịch trình lý tưởng đó là từ Thành Đô, du khách bắt xe buýt tới Kangding (330 km, có nhiều chuyến xe trong ngày), nghỉ từ một đến hai đêm ở Kangding, sau đó bắt xe đi tới Garze (385 km, duy nhất một chuyến xe trong ngày) rồi đáp một chuyến xe buýt hoặc taxi khác tới Sertar và Larung Gar (khoảng 150 km).
Trước kia, Langrung Gar và Học viện Phật giáo là một địa điểm nhạy cảm và không cho phép du khách nước ngoài vào. Tuy nhiên, từ năm 2011, Sertar và Larung Gar mở cửa và chào đón tất cả du khách trên thế giới. Kể từ đó cho đến nay, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn và thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch mỗi năm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.