Khám phá » Thế giới muôn màu
Thứ sáu, 22/11/2024, 00:19:04 AM (GMT+7)
Bí ẩn hiện tượng “không chồng mà chửa” của động vật
(14:35:49 PM 30/08/2014)(Tin Môi Trường) - Không cần con đực, nhiều loài động vật vẫn đẻ con nhờ hiện tượng "sinh sản đồng trinh", thuật ngữ khoa học gọi là trinh sản.
>> Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn >> Giới thiệu Bộ hình ảnh và thông điệp truyền thông mới hướng giảm cầu tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã trái pháp luật tại Việt Nam >> Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học >> Ngành thực phẩm Việt Nam thảo luận cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng >> Y học cổ truyền Việt Nam cam kết không kê đơn động vật hoang dã trái phép
Trinh sản chọn lọc một cách bí ẩn để đảm bảo cho cơ chế xác định giới tính mỗi loài.
"Sinh sản đồng trinh", thuật ngữ khoa học gọi là trinh sản. Đây là hiện tượng noãn phát triển thành một cá thể trưởng thành mà không qua thụ tinh, con mẹ không cần giao phối. Các loài có khả năng trinh sản tự tạo bản sao cho mình. Trong hình là rệp cây tự sinh con non.
Các hình thức của trinh sản bao gồm: Trinh sản đơn bội (ở ong, mối, kiến), kiểu phức tạp (ở loài thằn lằn Cnemidophorus, lưỡng thê) và trinh sản lưỡng bội.
Kết quả của trinh sản là cơ thể mới có một nửa lượng vật liệu di truyền của mẹ và không có thông tin di truyền từ sinh vật khác, thường là con đực cùng loài với con mẹ. Trong hình là Daphnia với trứng chưa thụ tinh (một loài giáp xác nước ngọt thường dùng làm thức ăn cho cá cảnh).
Một số loài động vật trinh sản sẽ có những đứa con giống hệt nhau về mặt di truyền. Daphnia là một trong những loài như vậy.
Hiện tượng trinh sản kì lạ này có thể xảy ra ở toàn bộ hay chỉ một phần của vòng đời ở một số loài. Rệp cây sinh con non theo mùa, con của chúng hoàn toàn vô tính.
Điều kì lạ không chỉ nằm ở khả năng tự sinh sản mà ở một số loại như ong, kiến, tò vò... tất cả trứng thụ tinh đều cho ra con cái, còn trứng không thụ tinh lại cho ra con đực và đều là trinh sản đơn bội.
Đặc biệt, ở ong còn diễn ra xen kẽ trinh sản và sinh sản hữu tính. Ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng, trứng không được thụ tinh phát triển thành ong đực (hiện tượng trinh sản), trứng được thụ tinh phát triển thành ong thợ và ong chúa.
Ngoài ra, không chỉ kì lạ về việc chọn lựa giới tính, hai nhà nghiên cứu Morgan (1908) và Bachr (1909) phát hiện rằng các con đực sinh ra bằng trinh sản lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể thiếu mất 1 hoặc 2 nhiễm sắc thể so với con cái. Trong hình là thằn lằn trinh sản chỉ sinh ra cá thể cái.
Ngọc Linh-Theo Kiến thức
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.