Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Chủ nhật, 24/11/2024, 06:18:28 AM (GMT+7)
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chưa làm tốt theo phương án phê duyệt
(18:18:38 PM 15/09/2017)(Tin Môi Trường) - Nhằm rà soát lại nội dung phản ánh của người dân trước sự bất ổn về khu nuôi sò huyết 400ha tại phân khu bảo tồn biển thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vị vừa có báo cáo kết quả về việc kiểm tra khu vực nuôi sò huyết tại đây.
>> Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực >> Hỗi thảo "Nghề bảo vệ môi trường - Có nên theo và gắn bó" >> Sẽ phát hành phôi sổ đỏ theo một mẫu thống nhất cả nước >> Hội thảo tập huấn thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường >> Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
Ảnh: IE
Kết quả cho thấy, quá trình thực hiện phương án ương, nuôi sò huyết thực nghiệm, chủ đầu tư và nhiều đối tác của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chưa thực hiện tốt phương án đã được phê duyệt.
Cụ thể, cho đến nay, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau vẫn chưa thực hiện quy hoạch chi tiết cho từng khu (khu nuôi sò thương phẩm, ương sò huyết giống, nuôi sò bố mẹ). Nhiều đối tác liên kết với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chưa xây dựng các phương án trong khu vực được giao để trình chủ đầu tư phê duyệt; chưa tổ chức báo cáo tài chính và thực hiện đóng thuế theo quy định; chưa giải quyết tốt sinh kế cho dân nghèo ven biển tại địa phương; trong đó, lao động địa phương chỉ chiếm 30%.
Ngoài những tồn tại nêu trên, theo phản ảnh của chính quyền một số xã trong khu vực bãi bồi, nhiều đối tác của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau cất chòi trên bãi sò nhưng không xin phép chính quyền. Những hộ nuôi phần đông từ nơi khác về nhưng không đăng ký tạm trú, thường xuyên để xảy ra tình trạng gây rối an ninh trật tự trong khu vực nuôi. Những hộ nuôi sò huyết ở bãi bồi thường xuyên dùng ngư cụ để đánh bắt thủy sản trong vùng cấm, gây bức xúc đối với cư dân địa phương.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp nuôi, ương sò huyết ở bãi bồi trong quá trình rào chắn, bao ví khu nuôi đã làm cản trở giao thông thủy và gây khó khăn trong việc đi lại của người dân. Nhiều đối tác của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau bơm sình trong khu vực bãi bồi làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, môi trường nước của hộ dân nuôi trồng thủy sản tại địa phương…
Ông Lê Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân) cho biết, qua hơn 2 năm thực hiện chủ trương nuôi thí điểm tại cửa sông Bảy Háp (thuộc 2 xã Lâm Hải (huyện Năm Căn) và Nguyễn Việt Khái) dù có nhiều ưu điểm nhưng tồn tại nhiều khó khăn về quản lý; trong đó, ranh giới giữa hai huyện Phú Tân và Năm Căn chưa được cắm mốc nên trong quản lý về an ninh trật tự cũng như tuần tra trên biển khu vực cửa sông Bảy Há còn chồng chéo.
Bên cạnh đó, khu vực này là khu vực cấm đánh bắt hải sản. Những hộ nuôi sò thường xuyên dùng lú đánh bắt hải sản trái phép vừa qua, UBND xã đã kiểm tra phát hiện 8 hộ nuôi đặt lú bát quái trong khu vực nuôi.
Liên quan đến vấn đề này, ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, Sở đã đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau triển khai đúng nội dung, phương án được phê duyệt. Đồng thời, tổ chức cắm mốc phân chia diện tích theo đúng hợp đồng ký kết; tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra các đối tác, đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng…
Khu vực nuôi sò huyết ở bãi bồi thuộc phân khu bảo tồn biển, do Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau quản lý, nằm giáp ranh các xã: Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), Đất Mới, Lâm Hải (huyện Năm Căn) và xã Rạch Chèo, xã Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân).
Đầu năm 2016, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau mở rộng phương án nuôi sò huyết thực nghiệm ở bãi bồi từ 30 - 400ha, sau đó hợp đồng cho 14 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuê mặt nước bãi bồi để ương, nuôi sò huyết (Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được hưởng 5% trên tổng lợi nhuận). Mục đích của phương án, theo UBND tỉnh Cà Mau là nhằm tạo thêm nguồn sò giống tự nhiên cung cấp cho nhân dân địa phương, tạo sinh kế cho cộng đồng dân nghèo sinh sống ven biển bãi bồi…
Tuy nhiên, mục đích sinh kế cho dân nghèo chưa thực hiện được. Những người sống ven biển bãi bồi nuôi hy vọng có công ăn, việc làm từ doanh nghiệp nuôi sò huyết bị rơi vào tình cảnh bị thu hẹp không gian, diện tích kiếm sống, xảy ra xung đột với những người thuê mặt nước nuôi sò…
Huỳnh Anh -TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.