Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Thứ năm, 21/11/2024, 14:35:20 PM (GMT+7)
Vụ khoe ảnh "làm thịt chim quý” trên Facebook: Chim cao cát bị giết thịt ở đâu?
(13:54:53 PM 30/11/2018)(Tin Môi Trường) - Theo kết quả xác minh của Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh, hai con chim bị làm thịt trong vụ 'khoe ảnh làm thịt chim quý trên facebook' là chim cao cát, không phải là chim hồng hoàng.
>> Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam >> Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3 >> Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng >> Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên >> Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
Hai trong số những hình ảnh được chủ Facebook Tuan Kiet đăng tải trên trang cá nhân khiến cộng đồng mạng bức xúc -ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Sáng 30.11, Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh có báo cáo chính thức kết quả xác minh vụ khoe ảnh 'làm thịt chim quý' trên Facebook. Trao đổi với PV, ông Mang Văn Thới, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh, cho biết sau khi tiếp nhận thông tin về việc chủ Facebook Tuan Kiet đăng trên trang cá nhân hình ảnh 2 con chim bị làm thịt nghi là chim hồng hoàng quý hiếm, Chi cục Kiểm lâm tiến hành thu thập thông tin và xác minh vụ việc.
Theo ông Thới, người đăng ảnh 2 con chim bị giết thịt trên Facebook cá nhân là Bạch Ngọc Tuấn (37 tuổi, chủ tiệm chụp ảnh T.K, ngụ KP.2, TT.Củ Chi, H.Củ Chi, TP.HCM). Qua làm việc, ông Tuấn cho biết vào sáng 25.11, ông Tuấn cùng một người bạn tên Kiệt (chủ tiệm chụp hình ở xã Thái Mỹ, H.Củ Chi) đi đám giỗ nhà bà con của anh Kiệt ở ấp Trảng Trai, xã Tân Hòa, H.Tân Châu, Tây Ninh.
Khoảng 10 giờ 30 ngày 25.11, cả 2 đến đám giỗ và thấy có 2 con chim đã bị vặt lông (chỉ còn lông đuôi). Do hiếu kỳ ông Tuấn đã cầm 2 con chim lên để ông Kiệt chụp hình và sau đó đưa lên facebook.
Theo lời ông Thới, qua làm việc, ông Tuấn khẳng định, hoàn toàn không biết là chim gì và không mua, bán hay giết thịt 2 con chim trên như một số người trên cộng đồng mạng đã quy kết.
Ngày 29.11, Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh làm việc với chị Trần Thị Tuyết Thu (30 tuổi, ngụ ấp Trảng Trai) gia đình tổ chức đám giỗ, với sự chứng kiến của ông Huỳnh Văn Phấn, Trưởng ấp Trảng Trai.
Chị Thu cho biết sáng 25.11, trên đường đi chợ, chị gặp 1 người đàn ông (người đồng bào dân tộc ít người) bán 2 con chim chết, đã bị vặt hết lông, chỉ còn lông đuôi. Chị Thu không biết là chim gì và mua 2 con với giá 300.000 đồng để về đãi khách.
Kiểm tra tại nhà chị Thu, Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh thu giữ 2 cái mỏ của 2 con chim trong hình và 11 sợi lông đuôi.
Tang vật do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh thu được tại nhà chị Thu - ẢNH: CHI CỤC KIỂM LÂM TÂY NINH
Chi cục kiểm lâm nhận định căn cứ hình ảnh chụp của ông Tuấn và tang vật thu được tại hiện trường (2 cái mỏ chim, lông đuôi) cùng các tài liệu và hồ sơ, hình ảnh lưu trữ tại Chi cục Kiểm lâm, xác định 2 con chim trên là chim cao cát (không phải là chim hồng hoàng).
Theo ông Thới, chim cao cát thuộc loài nguy cấp có tên phụ lục II, công ước Cites. Các hành vi săn bắn, bẫy bắt, nuôi nhốt, giết trái với quy dịnh của pháp luật, bị xử phạt vi phạm hành chính theo điều 21, Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11.11.2013 của Chính phủ; các hành vi mua, bán bị xử lý theo điều 23 Nghị định.
Một cá thể chim hồng hoàng được Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh phát hiện trong một vận chuyển trái phép hồi tháng 3.2017 - ẢNH: DƯƠNG PHAN
Ông Thới cũng nhận định lời khai của ông Tuấn và chị Thu là phù hợp và có sơ sở. “Không có cơ sở để điều tra, xác định người có hành vi săn bắt, giết thịt 2 con chim này vì chị Thu mua ở ngoài đường, từ người không quen biết”, ông Thới nói.
“Đối với chị Thu, đã có hành vi mua 2 con chim không có nguồn gốc hợp pháp, vi phạm khoản 1, điều 23, Nghị định 157/2013/NĐ-CP, mức phạt từ 1 đến 5 triệu đồng. Tuy nhiên, do trình độ lạc hậu, thiếu hiểu biết, không có mục đích mua, bán kinh doanh, vi phạm lần đầu, nên có thể xem xét xử lý phù hợp, có tình, có lý”, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh, nói thêm.
(Theo TNO)
Gửi ý kiến bạn đọc về: Vụ khoe ảnh "làm thịt chim quý” trên Facebook: Chim cao cát bị giết thịt ở đâu?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.