Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
TP.HCM: Khốn khổ với cơ sở sản xuất trong khu dân cư
(17:18:38 PM 18/07/2013)Có chung vách mới thấu
Bà Trương Hoa (ở số 176/27 Minh Phụng, P.6, Q.6) phản ánh, hơn bốn năm qua, từ khi cơ sở cán ép nhựa Liên Hưng ở sát vách nhà bà mở rộng quy mô sản xuất, không đêm nào bà được yên giấc. Ban đầu, bà sang nói chuyện phải quấy với chủ cơ sở, đề nghị khắc phục tiếng ồn nhưng họ phớt lờ. Sau nhiều lần góp ý không được, bà gửi đơn đến chính quyền địa phương. UBND phường, quận có đến kiểm tra, nhắc nhở nhưng tình hình vẫn không thay đổi. Nhìn vách tường chi chít vết rạn nứt bà Hoa bức xúc: “Máy móc gõ lụp cụp vào tường suốt ngày đêm, ngay cả xi măng còn rạn nứt, huống chi tui nằm ngủ sát tường làm sao chịu nổi”.
Tại hẻm 245 Nguyễn Trãi (P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1), hơn hai năm qua, người dân rất khổ sở vì một vựa thu mua phế liệu gây ô nhiễm. Cứ sáng sớm cơ sở lại chuyển phế liệu từ trong kho ra để đưa lên xe chuyển đi, chiều thì bày ra phân loại phế liệu đưa vào kho, hôi thối không chịu nổi. Con hẻm trước đây vốn thông thoáng nay thường xuyên đầy rác do việc vận chuyển phế liệu gây ra. Anh B. (nhà ở gần cơ sở) than: “Từ khi cơ sở này mọc lên, lúc nào nhà tui cũng phải đóng kín cửa, nhưng mùi hôi vẫn xộc vào nhà khiến cả nhà thường xuyên hắt hơi, sổ mũi”. Người dân ở đây cho biết, đã nhiều lần phản ánh với chính quyền địa phương nhưng tình hình vẫn không thay đổi.
Tương tự, tại nhiều nơi khác như cơ sở tái chế sắt ở hẻm 29 đường Liên Khu 10 - 11, cơ sở sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 103 đường Ấp Chiến Lược (P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân), cơ sở thu mua phế liệu đường số 1 (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh)… cũng đang khiến người dân khổ sở vì tình trạng ô nhiễm mùi hôi, tiếng ồn.
Theo bà Hoa, máy móc của cơ sở Liên Hưng hoạt động gây rạn nứt cả tường
Di dời không được, quản lý không tới
Theo Phòng Tài nguyên môi trường (TNMT) Q.6, quận đã nhiều lần kết hợp với phường kiểm tra việc gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở Liên Hưng nhưng kết quả đo đạc cho thấy, tiếng ồn của cơ sở vẫn nằm trong giới hạn cho phép nên không thể xử phạt. Quận đã đề nghị cơ sở phải làm đề án bảo vệ môi trường theo quy định mới của Bộ TNMT tại thông tư 01/2012, nhưng hiện cơ sở này vẫn chưa nộp đề án cho Phòng TNMT Q.6 thẩm định, dù đã hết hạn nộp hồ sơ. Vì vậy, chắc chắn sắp tới cơ sở này sẽ bị xử phạt hành chính.
Trong trường hợp đã bị xử phạt mà cơ sở vẫn không làm đề án bảo vệ môi trường theo quy định, theo ông Võ Thành Nhân, Phó phòng TNMT Q.6, cơ quan chức năng cũng đành bó tay, vì không có quy định đình chỉ hoạt động cơ sở do chưa hoàn thành đề án bảo vệ môi trường. Đề cập đến việc di dời cơ sở ra khỏi khu dân cư, theo ông Nhân, đây là cơ sở sản xuất không thuộc loại hình phải di dời ra khỏi khu dân cư nên không thể di dời được.
Về việc cơ sở thu mua phế liệu hoạt động trong khu dân cư ở P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1, theo tìm hiểu của chúng tôi, tại quyết định 200 của UBND TP.HCM ban hành cách nay chín năm nêu rõ, thu mua phế liệu là một trong 17 ngành nghề không được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong khu dân cư. Ông Nguyễn Phương Phi - phụ trách văn hóa xã hội P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1 thừa nhận, hiện cơ sở này hoạt động không phép. Theo ông Phi, cái khó là loại hình này UBND TP không cho cấp phép mới nhưng cũng không phải là loại hình cấm kinh doanh nên UBND phường không thể buộc họ di dời khỏi khu dân cư. Ngoài cơ sở này, trên địa bàn phường còn một số cơ sở thu mua phế liệu khác cũng không phép. Hiện phường chỉ có thể kiểm tra, nhắc nhở để hạn chế việc họ gây ô nhiễm.
Được biết, Sở Quy hoạch kiến trúc TP vừa có dự thảo Quy chế Quản lý quy hoạch kiến trúc TP.HCM, trong đó, đề xuất di dời các cơ sở sản xuất ra các khu công nghiệp để tập trung chuyển đổi công năng sang thương mại, dịch vụ. Nếu dự thảo được thông qua, sẽ không còn cơ sở sản xuất xen cài trong khu cư.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.