»

Thứ năm, 31/10/2024, 08:30:20 AM (GMT+7)

TP HCM: Bờ kênh thiếu sáng, khách du lịch rùng mình

(19:27:31 PM 21/12/2018)
(Tin Môi Trường) - Tối 16/12, chúng tôi thử đi thuyền từ bến Nhiêu Lộc đến cầu Điện Biên Phủ và nhận thấy: hai bên bờ kênh quá tối, một số người đã lợi dụng bóng tối, mang rác vứt thẳng xuống kênh.

Được xem là dòng kênh đẹp nhất TP.HCM nhưng đêm xuống, tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè lại lộ ra những hình ảnh phản cảm như vứt rác, tiểu bậy, đánh bắt cá “chui”. Điều đáng nói, tuyến kênh này đang được khai thác tour du lịch đường thủy nên những hình ảnh này khiến du khách cảm thấy rất khó chịu. 

 
Tối 16/12, chúng tôi thử đi thuyền từ bến Nhiêu Lộc đến cầu Điện Biên Phủ và nhận thấy: hai bên bờ kênh quá tối, một số người đã lợi dụng bóng tối, mang rác vứt thẳng xuống kênh. Trên mặt kênh, nhiều chỗ rác nổi lềnh bềnh và nước kênh vẫn bốc mùi hôi khó chịu.
 

TP[-]HCM:[-]Bờ[-]kênh[-]thiếu[-]sáng,[-]khách[-]du[-]lịch[-]rùng[-]mình 

Rác phủ đầy bến thuyền du lịch trên kênh Nhiêu Lộc
 
Một hướng dẫn viên của tour du lịch đường sông này cho biết, do hai bên bờ kênh không có đèn chiếu sáng nên khi ghe đi qua những đoạn quá tối, du khách thường than phiền vì không quan sát được gì: “Ánh sáng dọc kênh phụ thuộc vào nhà dân, chỗ nào người dân không bật đèn hoặc đóng cửa ngủ sớm thì chỗ đó tối hù”. 
 
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, tình trạng thiếu ánh sáng trên tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã gây nhiều trở ngại cho hoạt động du lịch của Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn và đơn vị này đã từng đề xuất lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng dọc kênh để phục vụ khách tham quan.
 
Theo Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 (thuộc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM), hiện trên hai tuyến đường ven kênh là Hoàng Sa, Trường Sa đã có hệ thống đèn chiếu sáng. Tuy nhiên, để tạo mỹ quan và phục vụ khách du lịch đường thủy, cần phải lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng ven kênh, đoạn từ cầu Thị Nghè đến cầu Lê Văn Sỹ (thuộc Q.1 và Q.3).
 
Từ tháng 5/2018, Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 đã phối với Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM khảo sát thực tế và lên phương án lắp đèn chiếu sáng ven kênh, tổng chi phí lắp đặt ước tính khoảng 40 tỷ đồng. Phương án này đã được đề xuất lên Sở Giao thông Vận tải TP.HCM để xin ý kiến chỉ đạo nhưng hiện sở chưa xác định thời điểm cụ thể để thực hiện.
 
Ông Võ Cường - Phó giám đốc Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn - cho rằng, nếu hai bên bờ kênh có hệ thống đèn chiếu sáng thì tình trạng vứt rác, tiểu bậy sẽ giảm và tuyến du lịch đường thủy nội đô này sẽ thu hút nhiều khách tham quan hơn. 
Hoàng Nhiên -PNO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TP HCM: Bờ kênh thiếu sáng, khách du lịch rùng mình

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

Tin Môi Trường
 Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”

Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Ban Tổ chức cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” xin trân trọng giới thiệu đội ngũ chuyên gia sẽ đảm nhận vai trò đánh giá các sáng kiến về bảo vệ môi trường tại cuộc thi năm nay.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI