»

Thứ sáu, 01/11/2024, 04:33:52 AM (GMT+7)

Tô xốp đựng bún bò, bánh canh... đã đi vòng vòng ra sao?

(09:44:48 AM 11/06/2019)
(Tin Môi Trường) - Những chiếc tô bằng xốp sau một lần sử dụng đựng thức ăn tưởng chừng đã trở thành phế thải nằm rải rác trên vỉa hè, thậm chí trong thùng rác, lại được thu gom "tân trang", tái sử dụng.

Tô[-]xốp[-]đựng[-]bún[-]bò,[-]bánh[-]canh...[-]đã[-]đi[-]vòng[-]vòng[-]ra[-]sao?

Quy trình "tân trang" tô xốp: nhặt, mua, rửa, phơi và bán để tái sử dụng - Ảnh: N.KHẢI - M.HÒA

 
Không ít bạn đọc chứng kiến, rùng mình với sự việc trên và đã phản ảnh.
 
"Hàng" từ trong thùng rác
 
Chúng tôi đã ghi nhận sự việc này diễn ra hằng ngày tại khu vực vỉa hè, lối đi lại gần cổng Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam (quốc lộ 1, quận Bình Tân, TP.HCM).
 
6h30 sáng 7-6, khu vực trước cổng Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam nhộn nhịp với vài chục người bán nhiều loại đồ ăn sáng. Hàng ngàn công nhân cũng hối hả dừng xe, tấp vào ăn vội bữa sáng với các món như hủ tiếu, bún bò, bún cá… 
 
Sau khi dùng bữa, công nhân bỏ lại những cái tô bằng xốp rải rác trên các lối đi hoặc bãi cỏ. Lát sau, nhiều người phụ nữ lớn tuổi rảo bộ đến nhặt, đổ thức ăn thừa đi, rồi bỏ các tô xốp vào bịch nilông lớn màu đen.
 
Sau khi nhặt được hàng trăm tô xốp kèm nắp đậy, những phụ nữ trên mang đến trạm xe buýt gần đó giao cho người phụ nữ tên T.. Bà T. nhanh tay lựa lấy những tô xốp còn lành lặn xếp thành từng chồng vài chục cái. Nhiều chiếc tô còn dính dầu mỡ ngả màu vàng và còn cặn thức ăn. 
 
Sau khi đếm số lượng "hàng" vừa thâu được, bà T. đưa tiền trả cho những phụ nữ.
 
Tương tự, sáng 8-6, những người phụ nữ tiếp tục rảo bộ thu gom tô xốp rải rác ở lối đi, trong thùng rác tại khu vực trên và mang lại cho bà T.. 
 
"Nhiều lần tôi thấy họ thu gom những chiếc tô xốp loại đã dùng để đựng bún bò, bún riêu, cháo… về khu vực gần trạm xe buýt này, sau đó đem đi đâu và làm gì thì không rõ" - anh B.N., sinh sống gần khu vực, kể.
 
Theo ghi nhận, khoảng 9h sáng, sau khi gom "hàng", bà T. chất các bịch đen chứa khoảng 1.000 tô xốp lên xe máy chở về căn nhà trong hẻm thuộc đường liên ấp 1-2-3 (xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh). 
 
Đến trưa cùng ngày, bà này ngồi trước nhà, đeo găng tay cao su rửa các nắp tô xốp trong chậu pha nước rửa chén. "Mấy cái vàng vàng người ta bán bún riêu bún bò, mấy cái trắng trắng người ta bán nui, bánh canh. Cái này chưa có sạch nha, cái này đem đi phơi, phơi xong mới rửa nữa" - bà T. bảo. 
 
Theo bà T., để những chiếc tô xốp sau khi thu gom trở nên y như hàng mới cần qua nhiều công đoạn như xịt nước, rửa qua xà bông, rồi mang xếp lên bãi cỏ gần nhà phơi, sau đó đem rửa lại một lần nữa mới đem đi bán lại.
 
Khó phân biệt hàng mới, cũ
 
Bà T. cho hay có 10 năm trong "nghề" làm công việc thu gom các tô bằng xốp đã qua sử dụng, rửa và đem bán lại. Mỗi chiếc tô sau khi sử dụng một lần, còn nắp đậy và không móp méo được bà này mua với giá 300 đồng. Hàng được làm ra "trắng tươi" như mới và người sử dụng khó phân biệt đâu là hàng mới toanh và đâu là hàng "tân trang". 
 
"Tính ra một cái mình cũng kiếm được 500 đồng, lấy công làm lời. Một ngày gom cũng được hơn 1.000 cái (tương đương hơn 500.000 đồng - PV)" - bà T. nói.
 
Đối với hàng sau khi "tân trang", bà T. đem bỏ mối cho các tiệm tạp hóa ở Khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khu vực chợ Bình Điền. Bà này cho hay trên thị trường 50 tô xốp có giá giao tận nơi khoảng 53.000 đồng, trong khi hàng "tân trang" của bà có giá thấp hơn, chỉ 46.000 đồng. 
 
Dù biết là loại tô xốp "tân trang" nhưng do giá rẻ hơn hàng mới, tiệm tạp hóa vẫn lấy hàng chỗ bà T. nhiều năm nay để bán lại cho các quán ăn. "Bán được thì chị mới làm đây nè, làm đây mười năm nay rồi mà" - bà T. nói.
 
Khi chúng tôi ghi nhận, tiếp cận đều nhận thấy phần lớn những người phụ nữ này có hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả. Họ đã không biết chính việc mình đang làm có khả năng gây hại cho sức khỏe những người tiêu dùng. 
 
Cũng như bạn đọc phản ảnh, chúng tôi chỉ mong muốn họ chuyển sang công việc khác khi đã nhận ra việc mình đang làm có thể gây hại cho sức khỏe người khác.

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC (nguyên giảng viên khoa dược Đại học Y dược TP.HCM): Hộp xốp không nên dùng tùy tiện

 
Hiện nay, nhiều nước, đặc biệt các nước trong khu vực châu Âu, châu Mỹ... người ta rất thận trọng khi dùng các loại hộp xốp, vì khi chúng được dùng đựng thức ăn nóng có thể gây tác hại cho sức khỏe.
 
Riêng các vật đựng mút xốp như bao xốp, ly xốp uống nước, ly xốp đựng cà phê, hộp xốp đựng thức ăn có cấu tạo từ loại nhựa nhiệt dẻo là polystyrene (PS) cũng phải rất thận trọng khi dùng.
 
Lưu ý bao bì, vật dụng bằng mút xốp chỉ được sử dụng một lần. Việc tái sử dụng các hộp xốp là rất nguy hiểm đến sức khỏe người dùng. Cũng có lời khuyên hộp xốp không được rửa với chất tẩy rửa vì chất tẩy rửa sẽ thấm nhiễm vào hộp xốp, rồi thôi ra thực phẩm có thể gây hại.
 
Để bảo vệ môi trường, sức khỏe của mình và người xung quanh, mỗi người nên cân nhắc, không sử dụng hộp xốp tùy tiện. Mọi người cần hướng đến sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường hơn, thay thế các đồ nhựa, xốp dùng một lần.
NGỌC KHẢI - MINH HÒA (TT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tô xốp đựng bún bò, bánh canh... đã đi vòng vòng ra sao?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

Tin Môi Trường
 Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”

Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Ban Tổ chức cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” xin trân trọng giới thiệu đội ngũ chuyên gia sẽ đảm nhận vai trò đánh giá các sáng kiến về bảo vệ môi trường tại cuộc thi năm nay.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI