Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Tiền Giang: Nỗ lực “cứu khát” cho người dân vùng cù lao Tân Phú Đông
(10:45:44 AM 23/02/2016)Kênh mương cù lao Tân Phú Đông cạn đáy và nhiễm phèn mặn cao
Những ngày này đến cù lao huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang mọi người đều chứng kiến cái nắng chói chang, mặt đất khô hanh, cây cối héo úa do thiếu nước. Đặc biệt, nguồn nước dự trữ để sinh hoạt trong mọi gia đình gần như cạn triệt, phải sử dụng nước cấp từ các trạm xử lý nước mặt. Tuy nhiên các ao chứa nước mặt trên vùng cù lao này đã cạn đáy.
Để đối phó với hạn, mặn còn diễn biến phức tạp, nhiều hộ dân vùng cù lao đã chủ động xây hồ, bễ hoặc đào ao lót tấm ni-lông chứa nước để sử dụng vào mùa khô. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời và lượng nước chỉ đủ phục vụ trong một thời gian ngắn. Chính quyền và ngành chức năng địa phương đã mở 20 vòi nước công cộng phục vụ nước miễn phí tại các khu vực hẻo lánh, xa nguồn nước máy như xã Tân Thạnh, Phú Tân. Bà Nguyễn Thị Nga, ở xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông cho biết: năm nào đến mùa khô cũng nhờ vòi nước công cộng nên tạm thời có nước sinh hoạt, nhưng vào cao điểm mùa khô thì nước rất thiếu hụt, phải sử dụng tạm nước kém vệ sinh…
Các trạm cấp nước ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hiện nay hoạt động hết công suất. Các ao chứa nước trên cù lao này được tranh thủ bơm bổ sung nguồn nước ngọt từ sông Tiền vào có độ mặn dưới 2 phần ngàn. Tuy nhiên khó khăn nhất là ở các khu dân cư xa, ven biển khả năng cung cấp nước sinh hoạt cho dân rất hạn chế; đồng thời độ mặn của dòng sông Tiền ngày càng tăng cao. Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết: “ Khoảng 30 ngày nữa thì độ mặn sẽ tăng cao, cáo ao không còn nước ngọt để bơm vào, nên UBND tỉnh đã chỉ đạo cho Sở Nông nghiệp-PTNT sẽ vận chuyển nước tiếp tế nước ngọt bằng sà lan vào cho các ao. Riêng các vòi nước công cộng vẫn cung cấp miễn phí cho dân.
Người dân cù lao lấy nước từ các ao về sử dụng trong sinh hoạt
Đây là những giải pháp tình thế “đến hẹn lại lên”, theo UNBD tỉnh Tiền Giang về lâu dài để khắc phục triệt để tình hình thiếu nước mùa khô ở cù lao Tân Phú Đông thì phải kéo nước sạch từ đất liền qua vùng này. Cụ thể UBND tỉnh đã chấp thuận cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên cấp nước Tiền Giang làm chủ đầu tư triển khai Dự án kéo nước sạch từ nhà máy nước BOO Đồng Tâm từ huyện Gò Công Tây qua cù lao với nguồn vốn 68 tỷ đồng. Nguồn vốn này vay ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang (VDB) và Quỹ đầu tư phát triển của tỉnh. Dự kiến vào tháng 6 năm nay sẽ triển khai dự án này cung cấp nước sạch cho hơn 11.000 hộ dân cù lao này. Ông Huỳnh Công Dũng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên cấp nước Tiền Giang cho biết: “ Hiện nay, chúng tôi thực hiện Dự án đưa nước ngọt qua huyện Tân Phú Đông bằng đường ống có đường kính 400mm nối từ ngã ba Quốc lộ 50 và đường huyện 16 A và vượt sống qua đảo Tân Phú Đông. Cung cấp vào hệ thống nước phân phối đã có của Công ty nước sạch nông thôn quản lý, công suất khoảng 11 ngàn mét khối/ngày. Hiện nay, đã duyệt Dự án đang chờ thẩm định của Sở xây dựng và các ngành, chúng tôi đang lên kế hoạch đấu thầu toàn bộ dự án.
Cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang nằm giữa sông Tiền và cận kề với biển Gò Công chịu tác động trực tiếp của hạn mặn. Do đó việc triển khai các giải pháp đối phó với thiên tai trước mắt và lâu dài là điều cần thiết để giúp người dân thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, ổn định cuộc sống.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.