Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Tiền Giang: Cần quyết liệt ngăn chặn khai thác cát trái phép
(08:41:18 AM 28/12/2015)Khai thác cát trên sông Tiền
Hiện nay, người dân ở cồn Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang rất lo ngại tình trạng sạt lở ven sông Tiền ngày càng nghiêm trọng mà nguyên nhân chính là do các phương tiện khai thác cát gần bờ. Dù biết khu vực cấm khai thác cát, nhưng các đối tượng từ trong tỉnh và từ tỉnh Bến Tre vẫn lén lút đến bơm hút cát. Ông Nguyễn Văn Tặng, ở ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn- hộ dân sống gần sông Tiền cho biết:” Mỗi tối, ở đây, có nhiều sà lan có trọng tải lớn và ghe không biết ở đâu đến hút cát gần bờ vào. Làm sạt lở con đê của tập thể ven song Tiền. Dân Thới Sơn đề nghị các cấp chính quyền cấm khai thác cát bừa bãi, nếu trường hợp bị bắt được thì xử lý cho thỏa đáng.
Tại các khu vực khác trên sông Tiền như: ven cồnTân Phong- Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy), cồn Tròn (huyện Cái Bè) và cả khu vực gần cầu Mỹ Thuận… cũng thường tái diễn nạn bơm, hút cát trái phép. Trước tình trạng này, các ngành chức năng của tỉnh Tiền Giang đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử phạt các trường hợp vi phạm. Chỉ trong năm nay, lực lượng thanh tra Sở Tài nguyên- Môi trường và Cảnh sát giao thông đường thủy, Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Tiền Giang) và các huyện, thành phố đã tổ chức trên 100 cuộc thanh tra đột xuất. Qua đó, phát hiện 56 trường hợp khai thác cát trái phép, xử phạt hành chính trên 1 tỷ đồng. Tuy nhiên mức xử phạt này còn nhẹ tay, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn các đối tượng khai thác cát trái phép.
Ông Lê Dũng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Tiền Giang, đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh cho biết, qua tiếp xúc cử tri, nhiều người rất bức xúc trước công tác phối hợp xử lý “cát tặc” của càc ngành chức năng. Theo cử tri các ghe, sà lan lấy cát vẫn chưa giảm. Có điều họ không công khai lấy ban ngày mà lấy ban đêm. Có khi họ lấy đến 3-4 chiếc trên / đầu ghe/ đêm. Khi lực lượng chức năng chuẩn bị lên đường thì các ghe cát này “án binh, bất động”. Tức là các ghe cát này biết được lực lượng chức năng có đến hay không, như thế này người ta cho là không hiệu quả. Đây là điều rất xót xa”.
Sà lan chở cát trên kênh Chợ Gạo, Tiền Giang
Theo khảo sát của ngành chức năng, toàn tỉnh Tiền Giang có 33 mỏ cát với diện tích 1.600 ha và trữ lượng khai thác trên 37 triệu m3 cát. Đến nay, phần lớn các mỏ cát đã khai thác cạn triệt. Toàn tỉnh chỉ có có 02 doanh nghiệp còn giấy phép khai thác cát. Tuy nhiên, có đến hang trăm phương tiện lớn nhỏ trong và ngoài tỉnh đến sông Tiền khai thác cát ngoài vùng quy hoạch. Dự kiến năm 2016, tỉnh Tiền Giang sẽ tạm dừng cấp phép khai thác cát.
Ông Trần Thanh Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho rằng: việc khai thác cát trái phép hiện vẫn đang diễn biến phức tạp và “trận chiến” với cát tặc không hề đơn giản. Hướng tới tỉnh Tiền Giang sẽ có uy chế phối hợp với các tỉnh lận cận như: Bến Tre- Vĩnh Long để chống cát tặc. Trước mắt phải thành lập các lực lượng đặc biệt do ngành công an làm nồng cốt. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo cho ngành công an, vận dụng quy chế lien ngành, phối hợp với các lực lượng trên địa bàn giáp ranh giữa các huyện, thực hiện một số giải pháp phải quyết liệt hơn để phòng chống, đấu tranh chống cát lậu này có hiệu quả hơn. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng chỉ đạo việc xây dựng lực lượng phối hợp giữa công an với thanh tra Sở Tài nguyên- Môi trường; đồng thời tăng cường thêm phương tiện, điều kiện để hỗ trợ công tác. Chẳng hạn như tăng cường thêm camera hồng ngoại để hỗ trợ công tác điều tra.
Cát sông là nguồn tài nguyên có hạn. Việc khai thác cát trái phép vừa làm thất thoát nguồn tài nguyên này, thất thu ngân sách và còn gây sạt lở bờ sông. Do đó, các ngành, các cấp ở tỉnh Tiền Giang cần có biện pháp phối hợp đồng bộ và hữu hiệu hơn để bảo vệ tài nguyên cát, bảo vệ dòng sông quê hương, giảm được nguồn kinh phí khắc phục sạt xoáy lở ven sông đáng báo động như hiện nay .
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.