Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Thứ sáu, 22/11/2024, 07:45:26 AM (GMT+7)
Thanh hóa: Công ty TNHH Đức Phát gây ô nhiễm, chính quyền làm ngơ
(12:56:10 PM 13/04/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Hơn 2 năm nay, hàng trăm hộ dân thuộc 4 thôn: Tân Đắc, Tân Đa, Tân Thượng và thôn Dục Tú, xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đang phải đối mặt với bầu không khí ô nhiễm của mùi khói đốt rác thải của Công ty TNHH Đức Phát.
>> Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa >> Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt" >> Công nhận cây Muỗm tại huyện Như Xuân (Thanh Hóa) là Cây Di sản Việt Nam >> Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa >> Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
Khu nhà chế biến của Công ty TNHH Đức Phát cách khu bãi rác của nhân dân 500m
Theo tìm hiểu của phóng viên, khu bãi rác tại địa bàn xã Quảng Tân có diện tích 350m2 được quy hoạch từ năm 2009. Bãi rác đi vào hoạt động chưa đầy một năm sau thì khối lượng rác đã chất kín hết cả diện tích cho phép. Bởi lẽ, rác thải của dân thì ít mà rác của Công ty TNHH Đức Phát thải ra thì nhiều.
Năm 2007, Cty TNHH Đức Phát cho xây dựng tại thôn Tân Đắc, xã Quảng Tân một khu nhà thu mua và chế biến nhựa tái chế từ các vỏ chai nhựa đựng nước khoáng, thực phẩm. Trong quá trình xử lý thì những vỏ bọc ngoài chai được bóc tách ra rồi đưa vào khu bãi rác của xã để đốt. Việc “xử lý” theo kiểu “thủ công truyền thống” của Công ty TNHH Đức Phát đã làm cho hàng trăm hộ dân sống xung quanh phải “ tắt thở” khi mỗi lần nhân viên của Cty này châm lửa đốt phế thải.
Quan sát của phóng viên,ước tính trung bình một ngày, Công ty TNHH Đức Phát phải huy động tới 2 đến 3 xe tải (loại xe 6 tấn) để chở phế thải đi đốt, vì số lượng rác của Cty thải ra nhiều nên các công nhân của Cty phải đốt cháy để tránh tình trạng đầy bãi rác trong mấy năm tới và “hủy chứng cớ” khi các cơ quan chức năng ghé thăm. Theo ước lượng diện tích “bãi rác riêng” của Công ty TNHH Đức Phát mỗi lần đốt là 10 đến 20m2, chính vì thế mà mùi khói bốc lên bay vào nhà của các hộ dân sống gần đó.
Trước tình trạng này, hàng trăm hộ dân đã trình báo lên chính quyền sở tại, nhưng dường như mọi lời đề nghị của bà con nhân dân ở đây không đến được các cấp lãnh đạo? Và khi mọi việc không được giải quyết thì họ chỉ biết chấp nhận ăn, ngủ cùng với rác!
Chị Lê Thị Thu (54t tuổi) và Chị Đàm Thị Lưu (50tuổi) là nhân viên thu gom rác thuộc Cty môi trường của thị trấn Quảng Tân cho biết, công việc thu gom rác trên địa bàn thị trấn đã được gần 10 năm nhưng các chị chưa bao giờ phải sống trong cảnh ô nhiễm nồng nặc thế này.
“Mỗi khi đưa rác ra bãi, chúng tôi phải đối diện với hàng trăm thứ mùi hôi thối từ hàng trăm loại rác cũng không bằng một mùi khét lẹt này. Chúng tôi thu gom rác thường xuyên, ngửi mùi rác bà con còn dễ chịu hơn mùi khét của mấy thứ giấy bóng đốt lên. Nếu cứ như thế này không chết vì già mà chết vì hít phải mùi nhựa đốt này” – Chị Lê Thị Thu tâm sự.
Những người thường xuyên tiếp xúc với rác như chị Thu và chị Lưu đang còn có những phản ánh như thế, không biết những người dân sống gần đó bức xúc như thế nào.
Chị Nguyễn Thị Khuê (40 tuổi), thôn Tân Thượng phản ánh: “ Ngày mô họ cũng đốt, mùi khét lắm không ngửi được, chúng tôi không chịu nổi. Nếu biểu tình, cả thôn chúng tôi sẽ đi đầu lên UBND xã đòi quyền lợi. Sống rứa sống nổi sao chứ ”.
Còn chị Nguyễn Thị Hương Giang, ở trôn Tân Đắc, xã Quảng Tân bức xúc: “ Ngày nào cũng vây, đi làm thì không sao, cứ về đến nhà là tôi lại phải ngửi cái mùi khó chịu từ bãi rác đó, tuy nhà cách cũng khá xa nhưng khói đốt rác vẫn bay tận đến đây, có hôm cả gia đình đang ăn cơm mà không tài nào ngửi được. Nhân dân trong xã, thị trấn đã đề nghị mãi mà chẳng thấy ai đứng ra giải quyết”.
Bãi rác chứa các nhãn, logo bóc từ các vỏ chai nhựa mà nhà máy chế biến tái chế đổ ra
Theo tìm hiểu, việc đốt rác gây ô nhiễm mà Công ty TNHH Đức Phát còn thải ra dòng sông Tân Trạch (thuộc thôn Tân Đắc) chất nước thải xử lý chế biến nhựa. Theo đó, nước thải theo sông đổ vào kênh mương ra ruộng lúa gây lên hiện tượng ngứa ngáy, ghẻ nở cho người dân; lúa thì chết, nhân dân rất bức xúc mà không biết phải làm thế nào thoát khỏi tình cảnh “một cổ hai tròng” từ bãi rác này.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Hoài - PCT xã Quảng Tân thì được biết: “Sau khi nhận được phản ánh của bà con nhân dân, xã cũng đã 3 lần cho mời lãnh đạo Công ty TNHH Đức Phát lên nhắc nhở và viết bản cam kết môi trường. Nếu Công ty Đức Phát còn tiếp diễn tình trạng này nữa thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm”.
Tuy nhiên, cách “xử lý” của chính quyền xã Quảng Tân vẫn không kiên quyết nên mới có chuyện Công ty TNHH Đức Phát ngang nhiên đưa phế thải ra bãi rác để đốt và thải các chất thải chế biến ra các ruộng lúa. Dư luận đang đặt ra câu hỏi là trách nhiệm của chính quyền xã Quảng Tân có buông lỏng việc xử lý vi phạm môi trường với Công ty Đức Phát? Nếu không buông lỏng thì tại sao cho đến hơn 2 năm nay “phế tặc” thì hoành hành còn hàng trăm hộ dân ngày ngày đội đơn kêu cứu vẫn không ai trả lời?
Gia Anh (Gửi từ Thanh Hóa)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.