Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Tận diệt cây kim cương vì thương lái Trung Quốc
(07:49:00 AM 26/11/2012)Cây kim cương có tên khoa học là Anoectochilus spp, là loài thực vật quý hiếm thuộc nhóm IA, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Thân cây bò ôm phủ trên những phiến đá hoặc những nơi có lớp đất mùn dày trên các ngọn núi cao. Lá cây óng ánh như kim cương nên người dân quen gọi là cây lá nhung, lan kim tuyến, lan gấm…
Cạn kiệt
Anh A Phong cho biết: Không hiểu sao thời gian gần đây, thương lái tới tận làng hỏi mua cây kim cương với giá rất cao. Nhiều người đã bỏ việc nương rẫy lên rừng tìm cây kim cương. Năm ngoái, trung bình mỗi ngày anh tìm được 1 kg cây tươi, bán cho các thương lái được 500.000 đồng. Năm nay, giá 1 kg cây tươi lên đến 1 triệu đồng nhưng rất khan hiếm. “Vừa rồi tôi và mấy người cùng xã phải lên tận đỉnh núi Ngọc Linh tìm mất 3 ngày nhưng chỉ được hơn 2 kg” - anh A Phong cho biết.
Rời Tu Mơ Rông, chúng tôi về xã Hiếu, huyện Kon Plông, nơi có rất nhiều người thường xuyên vào rừng tìm cây kim cương. Ông Đinh Xuân Rường, trưởng thôn Vigơlơng, xã Hiếu, cho biết: Chính quyền xã, huyện cũng nhắc nhở không cho người dân vào rừng lấy cây kim cương nhưng loài cây này đã cho người dân nơi đây nguồn thu nhập đáng kể, vì thế không ngăn được họ. Trong thôn hiện có 96 hộ dân, từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm, tất cả lại kéo nhau vào rừng tìm cây kim cương.
Có bao nhiêu mua bấy nhiêu
Khoảng 4 năm lại đây, cứ vào dịp từ tháng 9 đến tháng 11, nhiều người dân ở huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông lại đổ xô lên rừng tìm cây kim cương. Dù chưa ai biết giá trị thực sự của loại cây này nhưng với việc thương lái vào tận nhà, hỏi mua giá cao đã khiến hàng trăm hộ gia đình không quản nguy hiểm vào tận rừng sâu săn tìm, khiến cho loài thực vật quý hiếm này đứng trước nguy cơ bị tuyệt diệt. Không chỉ vậy, loài cây này thường sống ở những khu vực rừng nguyên sinh, rất nhiều rắn độc, thời điểm lấy cây kim cương lại thường xảy ra lũ quét nên rất nguy hiểm. Năm 2010, hai chị em Y Linh và Y Liang, ở xã Măng Cành, huyện Kon Plông, vào rừng tìm cây kim cương đã bị lũ cuốn trôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm, chủ cửa hàng tạp hóa ở xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông, cho biết: “Vài năm gần đây, rất nhiều người ở TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam lên đây hỏi mua cây kim cương. Tôi hỏi mua để làm gì, họ nói không biết vì họ mua về bán lại cho các thương lái Trung Quốc. Nghe đâu bên Trung Quốc mua về làm thuốc chữa bệnh ung thư. Không biết lá kim cương có công hiệu như thế nào nhưng bán bao nhiêu người ta cũng mua”.
Mỗi ngày mua được vài chục ký. Mình thu được bao nhiêu các thương lái người Trung Quốc và Đài Loan đến mua hết. Không chỉ bán cây kim cương tươi, tôi còn sấy khô để gửi đi Trung Quốc, Hàn Quốc bán với giá 100-120 triệu đồng/kg”.
Nghiêm cấm khai thác Tại hội nghị toàn quốc ngành kiểm lâm vào ngày 23-11 vừa qua, Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp đã có chỉ đạo các tỉnh Tây Nguyên tăng cường kiểm tra, giám sát và ngăn chặn tình trạng người dân khai thác cây kim cương ở khu vực này. Đồng thời, các địa phương khác có loài cây này cũng tăng cường vào cuộc bảo vệ. Cây kim cương là thực vật nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm IA, vì vậy nghiêm cấm việc khai thác vì mục đích thương mại. “Việc khai thác theo kiểu hủy diệt sẽ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, làm suy giảm nguồn gien. Bộ NN-PTNT đang cùng các địa phương có biện pháp bảo vệ và tuyên truyền bà con nhận biết rõ giá trị để cùng bảo tồn” - một vị lãnh đạo nhấn mạnh. B.Trân |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.