Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Sự thật việc "gấu gây ô nhiễm"
(22:58:55 PM 10/11/2012)Khi đương sự mời cơ quan chức năng vào cuộc
Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam, do Tổ chức Động vật châu Á (AAF) xây dựng, bắt đầu bị “tố” gây ô nhiễm nguồn nước hồ Làng Hà bằng một lá thư bạn đọc được đăng trên Quân đội Nhân dân điện tử vào ngày 2-4. Sau đó tám ngày, phóng viên báo này lại có thêm một bài phản ánh về nguy cơ ô nhiễm nước hồ Làng Hà do Trung tâm cứu hộ gấu gây ra và đề nghị sớm có đánh giá chính xác và ngăn ngừa kịp thời.
Sau hai bài báo, Sở Tài nguyên – Môi trường Vĩnh Phúc đã gửi công văn số 309/STMNT-CCBVMT đến Trung tâm cứu hộ gấu yêu cầu Trung tâm báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.
Phúc đáp công văn này, Trung tâm cứu hộ gấu đã gửi công văn số 744 CV/AAF-VN mô tả về hai khu xử lý nước thải hiện đại cùng quy trình xử lý chất thải rắn theo đúng quy định của mình. Đồng thời, đề nghị Sở sớm lập đoàn thanh tra kiểm tra xác minh nguyên nhân về ô nhiễm hồ Làng Hà và suối Bạc mà báo chí phản ánh.
Không chỉ dừng ở đó, AAF tiếp tục gửi công văn số 753 đến Trung tâm Kiểm định Môi trường, Cục 49, Bộ Công an đề nghị vào cuộc để điều tra xác minh về ô nhiễm hồ Làng Hà.
Hồ Làng Hà vẫn xanh ngắt. | Suối Bạc chảy từ thị trấn Tam Đảo qua Vườn và đổ xuống hồ. |
Tổ chức này cũng gửi công văn số 745 đến báo Quân đội Nhân dân phản hồi về hai bài báo trên. Theo AAF, những thông tin trong bài báo không có tính khách quan. “Phóng viên hoàn toàn chưa liên hệ phỏng vấn hay tìm hiểu thông tin về phía dự án”. Đồng thời, AAF đề nghị báo “xác minh cụ thể và đầy đủ với nguồn thông tin nói trên và xem xét lại những nội dung đã đăng tải”. Tuy nhiên, phía AAF cho biết không nhận được công văn phản hồi.
Một thực tế từ trước đến nay là doanh nghiệp thường rất sợ bị thanh tra, kiểm tra về ô nhiễm. Việc xử lý ô nhiễm như một “gót chân Asin” mà bất cứ đơn vị hay cơ sở nào cũng muốn tránh bị chạm vào vì sợ phát hiện ra sai phạm. Việc Trung tâm cứu hộ gấu gọi các cơ quan chức năng vào cuộc và lên tiếng phản đối những thông tin không khách quan là những chuyện khác lạ.
Thêm những lá đơn đơm đặt
Trong khi ba công văn yêu cầu điều tra xác minh sự việc từ phía AAF chưa hề được cơ quan chức năng trả lời thì ngày 2-5, hàng chục hộ dân ở thôn Tân Long, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã gửi một lá đơn lên rất nhiều cơ quan, ban ngành, từ Ủy ban KHCN và Môi trường của Quốc hội, Bộ NN-PTNT, Bộ TN-MT, UNMD tỉnh Vĩnh Phúc…, cho đến các cơ quan báo chí, kiến nghị về việc hồ Làng Hà bị ô nhiễm do hoạt động của Trung tâm cứu hộ gấu ở ngay đầu nguồn suối.
Lá đơn lấy chữ ký của 11 người, đại diện cho 40 hộ dân thôn Tân Long này viết: “Từ khi có Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo, chúng tôi nhận thấy hồ Làng Hà bị ô nhiễm nghiêm trọng, bằng mắt thường cũng có thể nhận thấy nước có màu đen, có các tạp chất bẩn và mùi hôi khó chịu. Chúng tôi đã lấy mẫu nước sinh hoạt tại các giếng đào ven hồ để kiểm tra thì hầu hết các mẫu nước này đều bị ô nhiễm do hệ thống nước thải của Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo đã ngấm vào nước giếng sinh hoạt”.
Nội dung sai sự thật trong lá đơn của các hộ dân thôn Tân Long.
|
Lá đơn còn kết luận bằng một giả thiết, điều này “có khả năng gây nên các bệnh về đường ruột và gây ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài cũng như tính mạng của bà con nhân dân trong khu vực”.
Và những người đứng đơn “đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch để chuyển trại gấu Tam Đảo đi nơi khác để không ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguồn nước cũng như sức khỏe và tính mạng của bà con nhân dân”.
Nhằm xác minh sự thật về lá đơn này, vào tháng 6, chúng tôi đã về Tam Đảo. Tiếp chúng tôi tại trụ sở Vườn, Giám đốc Đỗ Đình Tiến nhắc đi nhắc lại việc nhận được đơn thư phản ánh của bà con thôn Tân Long về việc gấu gây ô nhiễm. “Cái sai lầm ở đây là đặt trại gấu trên đầu nguồn nước”, ông Tiến nói. Rồi ông dẫn lời các hộ dân kêu với ông rằng nước thải của gấu ngấm xuống ... giếng nước nhà họ. Ông còn gọi người dẫn chúng tôi đến gặp bà Phạm Thị Huê, trưởng thôn Tân Long, nhưng chúng tôi nói với ông Tiến là sẽ tự đi tìm hiểu sự việc.
Chúng tôi đã đi thị sát dọc suối Bạc, vào thôn Tân Long, nơi các hộ dân khiếu kiện và thôn Làng Hà, ngay bên cạnh hồ Làng Hà. Ông Huyên Thanh Hùng (thôn Làng Hà) và Đặng Đình Tiến (thôn Tân Long) cho biết, Giám đốc VQG Tam Đảo Đỗ Đình Tiến đã từng gọi hai ông đến nhà riêng và xúi giục viết đơn tố cáo Trung tâm cứu hộ gấu gây ô nhiễm môi trường. Nhưng ông Hùng và ông Tiến từ chối. “Không loại trừ bà Phạm Thị Huê, trưởng thôn Tân Long đã nghe theo lời xúi giục này mà viết đơn. Chứ nhà tôi sống cạnh hồ Làng Hà, tôi làm ống dẫn thẳng nước từ hồ về để sinh hoạt mà có thấy làm sao đâu”, ông Hùng nói. Nhiều người dân thôn Làng Hà và thôn Tân Long tụ tập tại nhà ông Hùng để gặp chúng tôi hôm đó đều nói, Trung tâm gấu họ xử lý nước thải cẩn thận lắm. Hằng tháng họ vẫn ra hồ Làng Hà lấy mẫu nước đi xét nghiệm. Nên người dân sống cạnh hồ vẫn yên tâm dùng nước này để tưới tiêu.
Ra đến hồ Làng Hà, đúng là nếu cảm nhận bằng mắt thường, chúng tôi cũng thấy nước vẫn mang màu xanh thẳm.
Kết luận gỡ oan
Ông Huyên Thanh Hùng, người dân thôn Làng Hà: "Không có chuyện gấu gây ô nhiễm nước". | Giám đốc VQG Tam Đảo Đỗ Đình Tiến: "Người dân phản ánh nước giếng bị ô nhiễm vì gấu làm ô nhiễm nguồn nước" |
Sau khi nhận thêm lá đơn của các hộ dân thôn Tân Long, ngày 5-6, Sở TNMT Vĩnh Phúc đã ra Quyết định số 99 lập đoàn thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam. Hơn hai tháng sau, ngày 16-8, Sở đã có kết luận thanh tra. Đồng thời, ngày 9-9, Sở gửi Công văn số 929/STNMT-TTr ngày 9-9 trả lời ý kiến phản ánh ô nhiễm nước hồ Làng Hà của một số hộ dân thôn Tân Long. Đến đây, hàm oan “gấu làm ô nhiễm môi trường sống của người” mới được “giải” sau một tháng ròng cơ quan này lập đoàn thanh tra đi kiểm tra nguồn nước.
Công văn số 929 của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc kết luận rằng: “Khu đất của Trung tâm cứu hộ gấu không nằm ở vị trí đầu nguồn nước như đơn thư phản ánh của một số hộ dân (vị trí đầu nguồn nước là khu vực thị trấn Tam Đảo)”.
Công văn này còn cho biết: Ngày 19-6, Đoàn thanh tra đã làm việc với Trung tâm cứu hộ gấu, Ban quản lý VQG Tam Đảo và đại diện chính quyền địa phương, trong đó có bà Nguyễn Thị Huê. Nhưng tại buổi làm việc, bà Huê không xuất trình được kết quả phân tích chứng minh sự ô nhiễm chất lượng nước giếng ven hồ Làng Hà (đơn thư của 40 hộ dân khẳng định “đã lấy mẫu nước sinh hoạt tại các giếng ven hồ để kiểm tra”).
Đoàn cũng đã lấy mẫu nước giếng khơi tại một số hộ dân thuộc khu vực thôn Tân Long sinh sống gần hồ Làng Hà. Công văn 929 khẳng định: “Kết quả phân tích cho thấy: Chất lượng nước sinh hoạt ở khu vực tương đối tốt, tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm”.
Đoàn Thanh tra cũng tiến hành lấy mẫu nước mặt tại hồ Làng Hà. Kết quả phân tích cho thấy: Có 3/16 chỉ tiêu phân tích vượt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường nước mặt. “Với kết quả phân tích này, nước hồ Làng Hà chỉ bị ô nhiễm ở mức độ nhẹ, mang tính thời điểm, chứ không phải “ô nhiễm nghiêm trọng” như đơn thư phản ánh”, công văn 929 viết.
“Báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường hàng năm tỉnh Vĩnh Phúc cũng cho thấy, chất lượng nước hồ Làng Hà tương đối tốt, đủ điều kiện sử dụng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi và nuôi trồng thủy sản”.
Công văn 929 kết luận: “Việc một số hộ dân thôn Tân Long, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo phản ảnh ô nhiễm nước hồ Làng Hà do nước thải của Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam gây nên là không đúng thực tế”.
Và kết luận khách quan của Sở Tài nguyên Môi trường Vĩnh Phúc, đáng tiếc lại chưa là hồi kết cho những “án oan” liên tiếp được đổ vấy lên đầu những con gấu.
Ý kiến bạn đọc về: Sự thật việc "gấu gây ô nhiễm"
-
Phạm Lê (11:23:24 AM 13/11/2012)không thể chỉ giải oan
Tôi đã theo dõi vụ việc liên quan đến Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam và ông Giám đốc VQG Tam Đảo Đỗ Đình Tiến từ lâu. Theo nội dung của các cuộc điều tra, phóng sự thì ai cũng rõ ràng nhận thấy "động cơ" của những vụ việc này không ngoài mục đích tạo áp lực di dời Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam để tư lợi cá nhân. Pháp luật Việt Nam cho phép việc kiến nghị, tố cáo để tăng cường việc giám sát của người dân. Bên cạnh đó những hành vi vu khống cũng cần được xử lý nghiêm để bảo vệ danh dự của người bị kiện. Nếu không sức mạnh của người dân lại vuột khỏi tay nhân dân, thuộc về thiểu số và được sử dụng để chống lại lợi ích của người dân. Đề nghị tin môi trường tiếp tục đăng tải những thông tin về vụ việc này. Trân trọng cảm ơn .
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.