Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Rùng mình ngắm “Hỏa Diệm Sơn” ở Bắc Ninh
(18:24:35 PM 24/10/2016)Thời gian qua người dân đã phải khốn khổ vì ô nhiễm khói từ bãi rác khổng lồ ở địa phương
Được biết bãi rác đi vào hoạt động năm 2014, là nơi tập kết rác thải của thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ. Sau 2 năm đi vào hoạt động sự ảnh hưởng của nó đã gây ra những tác hại nghiêm trọng không chỉ đối với sức khỏe mà còn làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Với quy trình chôn lấp được tiến hành theo trình tự đảm bảo: chất thải được phân loại, xử lý hóa chất (chế phẩm vi sinh, thuốc diệt côn trùng); sau đó san ủi, đầm nén và phủ, lấp đất; thu gom và xử lý nước rác. Nước rỉ rác phát sinh thực tế từ ô chôn lấp được thu gom qua hệ thống cống ngầm và lưu tại bể chứa dung tích khoảng 6.000m3 .
Theo như kế hoạch về việc khử mùi và khí thải phát sinh từ ô chôn lấp được Công ty định kỳ phun chế phẩm vi sinh 2 lần/ngày; sử dụng thuốc diệt côn trùng để xử lý, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh. Đơn vị trồng cây xanh xung quanh ô chôn lấp để giảm thiểu lượng mùi phát sinh ra xung quanh.
Được biết, công trình có diện tích 1ha và thiết kế đảm bảo tiếp nhận 200 tấn rác thải mỗi ngày. Tuy nhiên, bãi rác mỗi ngày phải tiếp nhận hơn 230 tấn rác mỗi ngày đã vượt quá số lượng quy định. Trong khi đó việc khử mùi và khí không được diễn ra thường xuyên mà chỉ như “ muối bỏ biển” .
Công ty đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác theo phương pháp hóa sinh học với công suất thiết kế 120 m3/ngày.
Hệ thống nước thải chưa được xử lý
Ban đêm các nhân viên Công ty đốt rác thải tạo nên mùi khét, rất khó chịu. Người dân cũng đã có những phản ánh, tuy nhiên đến nay tình trạng này vẫn thường xuyên diễn ra ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân.
Khi được hỏi về hoạt động của bãi rác này, ông Đặng Bá Phan, trưởng thôn Đồng Sài cho biết: “Khi bắt đầu có dự án xây dựng bãi rác, người dân được cho biết đây sẽ là bãi rác hợp vệ sinh, xử lý bằng công nghệ hiện đại nhất. Trên thực tế quy trình thực hiện lại không đảm bảo theo yêu cầu.
Cách khu dân cư khoảng 500 mét,khác xa với những thông tin công bố là đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, điều mà tôi được cảm nhận được khi đứng trên đê nhìn bãi rác đang rực lửa với những cột khói như những “ vòi rồng’ cùng với nó là một mùi nồng nặc, đứng lâu có thể dẫn tới khó thở, thậm chí đau đầu.
Khi nói chuyện với bà Trần Thị Điền, người dân thôn Đồng Sài, thì bà đã sống chung với bãi rác này từ khi nó mới vào hoạt động cho tới nay, trang trại nhà bà cách bãi rác chưa đầy 300 mét, nên hơn ai hết bà Trần Thị Điền là một những hộ gia đình trực tiếp chịu ảnh hưởng. Bà cho biết “ mùa đông thì còn đỡ, nhưng tới mùa hè thời tiết oi nóng mùi hôi thối của rác bốc lên thu hút rất nhiều ruồi, nhặng có lúc phải bỏ bữa cơm vì quá nhiều ruồi. Khổ nhất là mùa mưa dầm gió Bắc, không khí nồng ẩm, không bốc hơi bay đi được cho nên mùi rác lại nồng nặc, khó chịu hơn rất nhiều”.
Theo người dân sống xung quanh cho biết, nếu gió Bắc thì thôn Đồng Sài, hay xã Đào Viên ảnh hưởng nặng, còn gió Tây thì làng Vân hứng chịu, không chỉ ảnh hưởng tới xã Phù Lãng nói chung mà còn ảnh hưởng tới địa phận thôn Thắng Cương (Yên Dũng – Bắc Giang), xã Phù Lương, Ngọc Xá, Châu Phong…
Chủ tịch UBND xã Thắng Cương Nguyễn Ngọc Lân đang chỉ điểm xuất phát của cột khói khổng lồ từ bãi rác(nguồn :Lưu Hiệp – CAND)
Ông Đặng Chi Ngọc tổ 1, thôn Đồng Sài nói “nhiều khi đi ngủ cũng phải bịt khẩu trang, vì mùi thối và mùi nhựa cháy khét lẹt. Hằng ngày có hàng trăm chuyến xe chở rác chạy suốt ngày đêm, ô nhiễm tiếng ồn, nước thải chảy khắp đường, mất an toàn giao thông… đe dọa tới cuộc sống lao động và sinh hoạt, chúng tôi là những người dân lao động chỉ biết bán mặt cho đất bán lưng cho trời chứ biết kêu ai?”.
Đó cũng là tiếng thở dài của rất nhiều người dân bị ảnh hưởng, những gì nó đã đang và sẽ diễn ra không chỉ tác động xấu tới cuộc sống mà còn đe dọa tới giống nòi. Hoạt động đốt rác vẫn xảy ra hằng ngày, hằng giờ một cách “ lộ thiên “ như vậy thì cơ quan chức năng đang ở đâu khi mà người dân vẫn đang phải gồng mình sống chung với rác, phải kêu cứu trong vô vọng, thật xót xa!
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm trên, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang và phải có biện pháp xử lý rác thải đảm bảo an toàn, khoa học, ngăn chặn mầm mống dịch bệnh về sau đảm bảo môi trường sống an toàn cho người dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Ban Tổ chức cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” xin trân trọng giới thiệu đội ngũ chuyên gia sẽ đảm nhận vai trò đánh giá các sáng kiến về bảo vệ môi trường tại cuộc thi năm nay.