»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:20:50 PM (GMT+7)

RAFT cùng các đối tác tổng kết thành tựu thúc đẩy quản lý rừng bền vững và thương mại gỗ hợp pháp tại Việt Nam

(14:07:35 PM 15/08/2018)
(Tin Môi Trường) - Hơn 1.900 héc-ta rừng keo của công ty Bảo Châu đã nhận được chứng chỉ Quản lý Rừng bền vững do Hội đồng Quản lý Rừng FSC chứng nhận. Với kết quả này, Bảo Châu, với sự hỗ trợ của WWF trong khuôn khổ dự án RAFT3, đã trở thành công ty đầu tiên của tỉnh Phú Yên nhận được chứng chỉ rừng quốc tế. Đây là một trong những niềm tự hào được dự án RAFT3 nêu bật trong lễ tổng kết dự án ngày hôm nay.

RAFT[-]cùng[-]các[-]đối[-]tác[-]tổng[-]kết[-]thành[-]tựu[-]thúc[-]đẩy[-]quản[-]lý[-]rừng[-]bền[-]vững[-]và[-]thương[-]mại[-]gỗ[-]hợp[-]pháp[-]tại[-]Việt[-]Nam

Ảnh: WWF

 

Xuất khẩu đồ gỗ là một trong những ngành mang lại lợi nhuận cao cho Việt Nam, với tổng doanh thu năm 2017 là gần 8 tỷ đô la Mỹ. Các công ty trong nước thường hướng tới xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường có lợi nhuận cao như châu Âu, Nhật hay Mỹ. Tuy nhiên, các thị trường này có nhiều yêu cầu khắt khe đối với các sản phẩm nhập khẩu, từ chất lượng cho tới tính hợp pháp cũng như tác động về mặt xã hội và môi trường của sản phẩm. Các công ty và chính phủ Việt Nam trong những năm vừa qua đã có nhiều nỗ lực để đáp ứng nhu cầu trên. Nhiều chương trình và chính sách đã được thông qua như khuyến khích trồng rừng gỗ lớn theo Quyết định 147 của Thủ tướng ban hành năm 2007, đặc biệt là việc ký kết hiệp định Đối tác Tự nguyện trong Thực thi lâm luật, Quản trị và Thương mai Lâm sản (VPA/FLEGT), theo đó Việt Nam phải nâng cao quản lý rừng và thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp giữa Việt Nam và châu Âu. 
 
Thương mại và Lâm sản có Trách nhiệm châu Á (RAFT) là một chương trình hỗ trợ các quốc gia châu Á Thái Bình Dương thực hành quản lý và thương mại rừng bền vững và hợp pháp. Đối tác RAFT bao gồm 7 tổ chức phi chính phủ cùng hợp tác để thúc đẩy khả năng lãnh đạo, sáng kiến và năng lực quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản hợp pháp và có trách nhiệm dọc khu vực châu Á Thái Bình Dương. Với mục tiêu giảm 50% tỷ lệ phá rừng và suy thoái rừng nhiệt đới vào năm 2020, RAFT đã hợp tác cùng Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) Việt Nam, với sự giúp đỡ của WWF, TRAFFIC và RECOFTC, thực hiện một dự án hai năm (2016-2018) nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững, nhận dạng gỗ hợp pháp, thay đổi chính sách và bước đầu tạo thị trường nội địa cho các sản phẩm gỗ có trách nhiệm.
 
Quản lý Rừng Bền vững 
 
Dự án đã hỗ trợ thành công cam kết hướng tới sự bền vững của 3 công ty trồng rừng tại tỉnh Phú Yên, Cà Mau và Bình Định. Các công ty này đang nỗ lực trồng và quản lý rừng theo các tiêu chuẩn của Hội đồng Quản trị rừng Thế giới (FSC). Với sự hỗ trợ kỹ thuật và thông qua các khoá tập huấn của WWF, tổ chức có kinh nghiệm lâu năm trong thúc đẩy chứng chỉ rừng, gần 3.000 héc-ta rừng trồng của 2 công ty đã đạt được chứng chỉ FSC, góp phần giúp chính phủ đạt mục tiêu có 350.000 héc-ta rừng trồng đạt chứng chỉ vào năm 2020. 
 
Một cuốn sổ tay hướng dẫn quản lý rừng trồng bền vững cũng được in và phát miễn phí cho các công ty lâm nghiệp và chủ sở hữu rừng trên cả nước. Đây là một phần hoạt động nhằm thực hiện cam kết của dự án là nâng cao năng lực của các chủ sở hữu rừng địa phương. 

Nhận dạng gỗ hợp pháp 
 
TRAFFIC, mạng lưới giám sát buôn bán động thực vật hoang dã, qua nhiều năm làm việc với các cán bộ hải quan và kiểm lâm nên hiểu được khó khăn của họ trong việc nhận dạng vả xử lý gỗ bất hợp pháp. Để giải quyết vấn đề này, TRAFFIC đã xây dựng một bộ Tài liệu hướng dẫn nhận dạng 35 loài gỗ thương mại thông dụng nhất tại Việt Nam. 
 
Ba đợt tập huấn đã diễn ra tại ba miền Bắc, Trung, Nam. Dự án cũng gửi tặng 1.000 ấn bản Bộ tài liệu tới các cán bộ tham gia tập huấn và các Chi cục Kiểm lâm và Hải quan trên toàn quốc. 
 
RAFT[-]cùng[-]các[-]đối[-]tác[-]tổng[-]kết[-]thành[-]tựu[-]thúc[-]đẩy[-]quản[-]lý[-]rừng[-]bền[-]vững[-]và[-]thương[-]mại[-]gỗ[-]hợp[-]pháp[-]tại[-]Việt[-]Nam
Ảnh: WWF
 
Sửa đổi chính sách 
 
Luật Lâm nghiệp mới đã được thông qua tháng 11 năm 2017 và sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 1 năm 2019. Một điểm thay đổi lớn trong Luật Lâm nghiệp mới là việc đảm bảo thương mại sản phẩm gỗ có trách nhiệm và đẩy mạnh quản lý rừng bền vững. Do những thay đổi này, Tổng cục Lâm nghiệp cần có một Thông tư mới hướng dẫn về Quản lý rừng bền vững. RECOFTC đã cùng đồng hành và hỗ trợ TCLN trong suốt quá trình này. 
 
Một báo cáo rà soát các chính sách về quản lý rừng bền vững ở Việt nam đã được xây dựng. Báo cáo đã đánh giá chung về các chính sách trên thực tế, những tồn tại cần giải quyết và khuyến nghị phát triển chính sách về quản lý rừng bền vững phù hợp với Luật Lâm nghiệp mới. Báo cáo cũng đã được tham vấn với các bên liên quan, những đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng khi Luật Lâm nghiệp mới có hiệu lực. 
 
Dựa trên kết quả của báo cáo và ý kiến đóng góp của các bên liên quan, dự án đã tổng hợp các ý kiến thảo luận về quản lý rừng bền vững, xây dựng Tóm tắt chính sách. Đặc biệt dự án cũng hỗ trợ mở một diễn đàn điện tử trên trang web của TCLN để chia sẻ và phổ biến các kết quả của dự án và các thông tin liên quan. Dự án đã xây dựng một bản tổng hợp chi tiết các ý kiến cần đưa vào Thông tư mới về quản lý rừng bền vững và gửi cho nhóm soạn thảo. Các ý kiến này đã được cân nhắc và đưa vào Thông tư mới và cũng đã tham vấn với các bên liên quan. Hiện nay Thông tư mới đã được đưa lên mạng của Chính phủ để lấy ý kiến rộng rãi trước khi phê duyệt có hiệu lực vào tháng 1/2019.
 
Thúc đẩy thị trường nội địa đối với các sản phẩm có chứng chỉ 
 
Gỗ có chứng chỉ vẫn là một khái niệm mới đối với đa số người dân Việt Nam. Một trong những lý do chính đó là các sản phẩm này ít được bày bán tại Việt Nam, do nhu cầu về chúng chưa có. Hầu hết sản phẩm làm từ gỗ có chứng chỉ được xuất khẩu. Nhưng điều này có thể thay đổi nếu như người tiêu dùng Việt Nam hiểu được vai trò của họ trong việc thúc đẩy quản lý và thương mại gỗ có trách nhiệm. Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng và các cửa hàng đồ gỗ là những bước đi đầu tiên của WWF nhằm thực hiện mục tiêu tạo thị trường nội địa đối với các sản phẩm gỗ có chứng chỉ. Hàng trăm người dân thành phố Hồ Chí Minh đã tới dự sự kiện về rừng có chứng chỉ của WWF tại hội chợ đồ gỗ VIFA HOME tháng 11 năm 2017 và hàng nghìn người đã biết tới gỗ có chứng chỉ thông qua hoạt động online.
 
Chia sẻ về dự án, ông Lê Văn Bách, Vụ trưởng Vụ Phát triển Sản xuất Lâm nghiệp, Tổng Cục Lâm nghiệp nói: “Tôi rất vui vì các kết quả của dự án RAFT3 đã thực sự thể hiện được một cách toàn diện và đồng bộ theo đúng tên gọi của mình Quản lý rừng Bền vững và Thương mại Lâm sản có Trách nhiệm. Tôi tin rằng, các dự án sau, nếu theo mô hình này thì sẽ rất hiệu quả và đảm bảo thành công.”
BTV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: RAFT cùng các đối tác tổng kết thành tựu thúc đẩy quản lý rừng bền vững và thương mại gỗ hợp pháp tại Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI