»

Thứ năm, 21/11/2024, 14:13:17 PM (GMT+7)

Ra mắt ấn phẩm "Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã 2019"

(22:07:42 PM 17/07/2019)
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt “Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã” như một nguồn tài liệu tham khảo bổ ích hỗ trợ các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý tội phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) cũng như xử lý các tang vật là ĐVHD bị tịch thu.

Hướng dẫn thực thi pháp luật về ĐVHD của ENV được xuất bản lần đầu tiên vào đầu năm 2018, với sự ra đời của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) trong đó nâng mức hình phạt với tội phạm về ĐVHD lên đến 15 năm tù đối với cá nhân. Tại thời điểm ra mắt, tài liệu đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các cơ quan chức năng về nội dung và ý nghĩa của tài liệu.

Ra[-]mắt[-]ấn[-]phẩm[-]"Hướng[-]dẫn[-]thực[-]thi[-]pháp[-]luật[-]về[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]2019"
 
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật mới được Chính phủ ban hành về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) cũng như xử lý vi phạm hành chính liên quan đến ĐVHD trong năm 2019, ENV đã quyết định chỉnh lý toàn diện tài liệu này để đảm bảo cập nhật đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cũng như hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong quá trình nghiên cứu tài liệu.
 
Nội dung chính của tài liệu bao gồm hướng dẫn xử lý vi phạm và hướng dẫn xử lý tang vật bị tịch thu. 
 
Trong đó, đối với hướng dẫn xử lý vi phạm, ENV đã chia vi phạm ra từng trường hợp cụ thể tương ứng với danh mục loài ĐVHD, tính chất vụ việc khác nhau, từ đó gợi ý biện pháp xử lý phù hợp nhất dựa trên các cơ sở pháp lý. 
 
Đặc biệt, bên cạnh các hướng dẫn xử lý vi phạm cụ thể cùng danh mục các loài ĐVHD nguy cấm, quý, hiếm cần bảo vệ, danh mục các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của ĐVHD, ENV đã bổ sung thêm phần hướng dẫn sử dụng tài liệu nhằm giúp các cơ quan dễ dàng tra cứu, sử dụng tài liệu một cách hiệu quả. 
 
ENV hy vọng ấn phẩm sẽ phần nào hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật dễ dàng hơn trong việc áp dụng quy định, chế tài trong từng trường hợp vi phạm cụ thể để không bỏ lọt tội phạm cũng như tăng cường răn đe với các đối tượng khác. Ngoài ra, ấn phẩm này cũng có thể đồng hành cùng các chuyên gia hoạt động trong ngành bảo tồn như một tài liệu tham khảo để có cái nhìn tổng quan hơn về pháp luật Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ động vật hoang dã.
 
Trong tháng 7/2019, 1000 bản “Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã” đã được phát hành miễn phí đến cơ quan chức năng địa phương và các cơ quan tiến hành tố tụng trên cả nước. 
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ra mắt ấn phẩm "Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã 2019"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI