Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Thứ bảy, 18/01/2025, 23:03:23 PM (GMT+7)
Quảng Ngãi: Biển “nuốt” khu du lịch
(21:47:44 PM 25/02/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Khu du lịch Sa Huỳnh (xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi) là điểm đến hấp dẫn của du khách, gắn với địa danh của nền văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng nhưng đang có nguy cơ bị xóa sổ vì bị biển xâm thực
>> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu >> Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan >> Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt" >> Lũ dâng cao, đường phố Cao Bằng mênh mông biển nước >> Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
Trong mùa mưa bão cuối năm 2011, khu du lịch (KDL) Sa Huỳnh đã bị sóng biển tấn công gây sạt lở nhiều điểm, đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của nơi đây.
Ngoài tầm kiểm soát
Hàng trăm mét kè chắn cát ở phía Nam KDL Sa Huỳnh bị biển “ăn” dần vào bên trong hơn 10 m, một số hạng mục công trình đang xây dựng khác cũng bị sóng đánh sập. Hơn 200 m kè ngăn cát được làm bằng ống bi bê tông kiên cố bị vùi lấp gần như hoàn toàn, nhiều đoạn chỉ còn nhô lên khỏi mặt nước biển.
Một đoạn bờ kè khu du lịch Sa Huỳnh bằng bê tông cốt thép bị sóng đánh hư hại
Anh Đặng Thế, nhân viên bảo vệ KDL Sa Huỳnh, cho biết cuối tháng 10-2011, những đợt sóng cao đến hơn 2 m liên tục phủ vào bờ kè khiến phần cát dưới chân kè bị sóng biển cuốn trôi, phần bê tông ở trên lộ những vết nứt và có nguy cơ đổ nhào ra biển. “Tại đoạn kè bị sóng đánh vỡ, còn sót lại một ít ống bi bê tông nằm ngổn ngang” – anh Thế nói.
Hiện tại, phần đất nền phía dưới hạng mục công trình bồn hoa của KDL Sa Huỳnh xuất hiện những hàm ếch khá lớn. Cách đó không xa, Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chỉ còn cách mép biển 10 m và có thể bị “liếm” nay mai nếu như không có sự can thiệp kịp thời.
Ông Nguyễn Quân, Phó Giám đốc KDL Sa Huỳnh, cho biết khu vực này đang bị biển xâm thực khá mạnh. “Hiện đã nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi” - ông Quân thừa nhận.
Nhà đầu tư e dè
Dự án KDL Sa Huỳnh được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch chi tiết vào tháng 6-2002, trên diện tích 52,27 ha với tổng số vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, do Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Công trình được chia làm 3 giai đoạn, dự kiến đến năm 2016 hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, với tình trạng biển xâm thực nặng như hiện nay, nhà đầu tư rất e dè trong việc tiếp tục thi công công trình.
Biển ngoạm vào tận khuôn viên và có nguy cơ xóa sổ khu du lịch Sa Huỳnh
Chủ đầu tư đã bỏ ra 16 tỉ đồng để xây dựng bờ kè tạm nhằm bảo vệ một số công trình chưa bị biển “nuốt”. Đến thời điểm này, đã xây được 500 m kè tạm. Tuy nhiên, đợt mưa bão vừa rồi, sóng biển đã phá hủy khoảng 200 m kè cùng một số hạng mục khác, ước tính thiệt hại hơn 7 tỉ đồng. “Nếu biển động mạnh vào mùa mưa bão thì chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra” - anh Thế nói.
Theo ông Tạ Quy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, cơ quan này đã đề xuất 3 phương án để bảo vệ KDL Sa Huỳnh là tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, xã hội hóa toàn bộ và sử dụng nguồn ngân sách tỉnh.
Tuy nhiên, do nguồn vốn khá lớn nên các phương án 1, 2 không khả thi vì tình trạng hiện nay rất cấp bách và cần có nguồn vốn thật sự lớn để xây bờ kè. “Chỉ còn phương án 3 nhưng cũng phải cân nhắc vì muốn huy động được vốn thì phải đổi lại bằng những thứ khác. Theo tính toán sơ bộ, hiện có khoảng 3 km bờ biển khu vực Sa Huỳnh cần được xây dựng kè với nguồn vốn lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Việc này là rất khó!” - ông Quy nói.
Ông Quy cho biết với tốc độ xâm thực như đợt mưa bão vừa qua, việc xây kè chống sóng là vô cùng cần thiết và cấp bách. “Bờ kè không chỉ bảo vệ KDL Sa Huỳnh mà còn bảo vệ hàng trăm hộ dân của thôn Tấn Lộc, xã Phổ Châu và tuyến giao thông huyết mạch là Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam” – ông Quy nói.
Bài và ảnh: Niêm Hà/ NLĐ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.