Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Quảng Bình: Xác định dân dùng thuốc trừ sâu Motox 5EC để bắt cua đồng
(12:50:27 PM 10/12/2012)
Ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết: loại thuốc bảo vệ thực vật mà một số người dân dùng để đánh bắt thủy sản là Sapen Alpha 5EC và Motox 5EC. Hai loại thuốc trừ sâu này có hoạt chất Alpha Cypermethrin 5% và được mô tả độc cao, chuyên trị các loại côn trùng và sâu hại cây trồng.
Khu vực phát hiện có hiện tượng người dân dùng thuốc bảo vệ đánh bắt thủy sản là phá Hạc Hải thuộc hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Sau khi xác nhận được thông tin, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo Thanh tra Thủy sản, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản của tỉnh tích cực vào cuộc điều tra, kiểm tra để ngăn chặn hiện tượng đánh bắt này.
Tuy nhiên ông Phan Văn Khoa thừa nhận phá Hạc Hải rộng lớn, các đối tượng đánh bắt thường lén lút thực hiện ban đêm bằng thuyền nhỏ nên đến thời điểm này, dù các lực lượng chuyên trách vẫn tích cực mật phục nhưng chưa bắt được một trường hợp nào.
Thông tin việc người dân lén lút đánh bắt thủy sản bằng hóa chất rộ lên trong dư luận ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình hai tháng qua. Theo mô tả của người dân, một số đối tượng đánh bắt đựng hóa chất trong các bình nhỏ và xịt lên mặt nước ở dạng sương. Sau một thời gian nhất định, một số loại thủy sản, đặc biệt là cua đồng phải ngoi lên mặt nước, bám vào các đám cỏ và cuối cùng người đánh bắt chỉ việc quay thuyền lại để thu hoạch.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Ban Tổ chức cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” xin trân trọng giới thiệu đội ngũ chuyên gia sẽ đảm nhận vai trò đánh giá các sáng kiến về bảo vệ môi trường tại cuộc thi năm nay.