»

Thứ sáu, 22/11/2024, 07:38:00 AM (GMT+7)

Phù sa đỏ biến đi đâu?

(11:08:30 AM 09/02/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Dòng nước đỏ nặng phù sa của sông Hồng, sông Đáy (Hà Nội) giờ chỉ còn là trong quá khứ. Hiện nay những con sông này đang trong tình trạng “thoi thóp” vì rác, nước thải…

 

Dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (viết tắt NLTN) đi xuyên qua các quận nội thành (Tân Bình, 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận) đã được thành phố đầu tư hàng trăm triệu USD để nạo vét, chỉnh trang các đường dọc ven kênh. Thế nhưng, hiện nước kênh vẫn một màu đen sì và tràn ngập rác thải.

Sông Hồng, sông Đáy ngập rác

Sau nhiều ngày khảo sát của PV dọc bờ sông Hồng từ khu vực cầu Chương Dương, cầu Long Biên lên Tứ Liên (quận Tây Hồ) qua quận Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, thuộc địa bàn TP.Hà Nội lượng rác thải khổng lồ cùng hàng trăm họng cống nước thải cứ “vô tư” đổ thẳng ra dòng sông.

Không[-]chỉ[-]nước[-]đen,[-]rác[-]thải[-]cũng[-]tấn[-]công[-]ngập[-]tràn[-]dòng[-]kênh.[-][-]Ảnh:[-]Trần[-]Phan
Không chỉ nước đen, rác thải cũng tấn công ngập tràn dòng kênh. Ảnh: Trần Phan

Tại khu vực tổ 5 đến tổ 8, phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm) những núi rác, phế thải xây dựng đổ bừa bãi ngay bờ sông. Theo một số người dân 
khu vực, tình trạng biến bờ sông thành bãi đổ rác đã diễn ra nhiều năm qua. Khoảng 3 – 5 năm trở lại đây, nạn đổ rác xuống sông càng hoành hành do nhu cầu sinh hoạt, việc xây dựng đô thị gia tăng.

Bà Nguyễn Thị Mai, người dân tổ 8 (Phúc Tân) bức xúc: “Khu dân cư này sống trong môi trường ô nhiễm nặng mấy năm rồi. Hơn chục họng cống với dòng nước thải đen ngòm, đặc sệt trút tất xuống lòng sông. Ngày nắng nóng, mùi hôi thối từ bãi rác, cống, theo gió bốc vào khiến người dân phát bệnh. Chính quyền có dựng hàng rào chống đổ rác, phế thải nhưng xem ra chỉ... “ném đá ao bèo”.

Cũng trong cảnh... chờ “chết”, sông Đáy (đoạn chảy qua địa phận huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Chương Mỹ, Hà Đông - Hà Nội) dòng nước hiện hữu chỉ là màu đen kịt. Ghi nhận của PV đoạn chảy qua địa phận xã Vân Côn (huyện Hoài Đức) cho thấy, hàng trăm tấn rác như đang làm chẹt dòng chảy.

Cây cầu 72 II nhiều năm qua trở thành nơi tập kết rác của hàng nghìn hộ dân của xã Vân Côn (Hoài Đức) và xã Cộng Hoà (Quốc Oai). Lượng rác đổ ra dòng sông hiện nay chất thành “núi”. Đủ các loại túi nylon, hoa quả thối, xác chết động vật..., đều được xả thẳng xuống dòng sông.

Ngoài tình trạng xả rác xuống sông, đoạn cầu 72II hướng về phía đại lộ Thăng Long, thời gian gần đây tình trạng đổ phế thải, san lấp lòng sông khá rầm rộ. Ngay khu bờ sông tại xã Vân Côn, hàng nghìn mét vuông đất bị san lấp.

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: Tốn cả trăm triệu USD vẫn ô nhiễm

Từ đầu những năm 2000, TPHCM quyết định cải tạo lại dòng kênh này bằng một dự án vệ sinh môi trường thành phố lưu vực NLTN có tổng vốn đầu tư lên đến hơn 300 triệu USD, nhằm làm trong xanh dòng kênh.

Tính đến nay, dự án đã thi công đạt 98%, chỉ còn vài hạng mục nhỏ dự kiến đến tháng 6.2012 hoàn tất. Theo ghi nhận của PV thời gian gần đây, tại một số đoạn kênh khu vực thượng lưu dù đã hoàn tất thi công nạo vét, song nước kênh vẫn đen ngòm, bốc mùi hôi nồng nặc.

Theo ông Lý Thành Danh – Trưởng phòng Kế hoạch kỹ thuật Ban QLDA – do dự án chưa hoàn chỉnh kết nối các hạng mục nên nước kênh vẫn chưa thể trong xanh như mong muốn. Sau khi dự án hoàn thành, toàn bộ nước thải sinh hoạt và một phần nước mưa không còn thải trực tiếp ra dòng kênh như lâu nay, thay vào đó nước thải được dẫn vào hệ thống cống bao chuyển về trạm bơm tại đường Nguyễn Hữu Cảnh – (công suất 65.000m3/giờ), để xử lý lượng rác, khử mùi hôi trước khi bơm tiếp ra sông Sài Gòn. Khi đó, dòng kênh được khơi thông, nước sông dễ dàng ra vào làm trong xanh.

Tuy vậy, ông Lý Thành Danh cũng xác nhận, ở những đoạn kênh đã hoàn tất nạo vét bùn lẽ ra dòng nước đã được cải thiện trong sạch hơn nhưng thực tế lại có tình trạng nước vẫn đen kịt, ô nhiễm. “Nhiều khả năng có thể do các cơ sở sản xuất kinh doanh xả thải trực tiếp ra kênh” - ông Lý Thành Danh cho biết.

Không chỉ nước kênh đen ngòm, nhiều đoạn kênh dù đã đầu tư cải tạo khá khang trang nhưng dưới lòng kênh vẫn tràn ngập rác thải. Ghi nhận của PV, đoạn từ thượng lưu Q.Tân Bình đến chân cầu Lê Văn Sỹ, rác thải ngập tràn khắp mặt kênh. Đặc biệt tại một số đoạn kênh thuộc khu vực cầu số 1, 2, 3, 4, 5, lượng rác thải các loại nhiều đến mức tạo thành từng mảng dày đặc rộng hàng chục mét vuông.

Đạt Lê – Trần Phan (Lao động)
Từ khóa liên quan: Phù sa đỏ, sông Hồng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phù sa đỏ biến đi đâu?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI