Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Phố đi bộ Hà Nội: Nên quan tâm trước hết là nhà vệ sinh
(12:07:16 PM 04/11/2011)Thiếu nhà vệ sinh, tràn làn hàng Trung Quốc
Chợ đêm Đồng Xuân khai trương vào tháng 10.2004 vào các tối thứ 6, thứ 7, chủ nhật. Cùng với đó là sự đi vào hoạt động của tuyến phố đi bộ hàng Ngang, hàng Đào. Tuy nhiên, sau 7 năm, cảm nhận chung của cả khách Việt Nam và du khách nước ngoài, chợ đêm chưa đạt được tiêu chí quảng bá văn hóa của phố cổ Hà Nội, chỉ dừng lại ở mức độ thương mại.
Ông Nguyễn Nam - một du khách từ Hải Phòng nhăn nhó chuyện nhà vệ sinh trong phố đi bộ khi ông phải vòng vèo từ chợ Đồng Xuân tới bờ hồ Hoàn Kiếm mới thấy một nhà vệ sinh công cộng đang đông cứng người xếp hàng.
Suốt một dãy dài, chợ đêm chỉ bán quần áo Trung Quốc, từ hàng treo tới hàng đổ đống. Lèo tèo vài mặt hàng thủ công mĩ nghệ của Việt Nam được giới thiệu, nhưng khách mua cũng rất ít.
Chợ đêm Đồng Xuân hi vọng giới thiệu được cho du khách độc đáo ẩm thực Hà Nội, ẩm thực Việt Nam, tuy nhiên, phần lớn là hàng rong mất vệ sinh, các quán bún, phở tự phát, giá cả chặt chém.
Chợ đêm Đồng Xuân- điểm bán hàng hạ giá? |
Chợ đêm giới thiệu văn hóa Việt Nam hay là nơi bán hàng Trung Quốc? |
Hình ảnh thường thấy tại phố cổ, thiếu chỗ dựng xe nên xe đỗ tràn lan, các điểm trông xe thi nhau chặt chém. |
Các món ăn ở chợ đêm phố cổ đang là những món thị trường, không phải là món ăn đậm chất Hà Nội. |
Phố đi bộ mới rất dễ đi lại “vết xe đổ”
Quận Hoàn Kiếm mong muốn đề án xây dựng 6 tuyến phố đi bộ quanh Hồ Gươm, đặc biệt lần này tập trung vào lĩnh vực ẩm thực. Các tuyến phố được đưa vào đề án gồm có Hàng Buồm, Hàng Giầy, Mã Mây, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, Đào Duy Từ. Đây là các tuyến phố cổ, tập trung nhiều người Hoa sinh sống trước đây, có nhiều món ăn ngon, đậm chất Hà Thành. UBND Quận Hoàn Kiếm hi vọng sẽ mang lại cho mọi người ấn tượng về một phố cổ có bề dày văn hóa.
Tuy nhiên, hiện nay, có thể thấy vào các ngày thường, không phải các tối cuối tuần, nhưng lượng người và xe qua lại trên các tuyến phố này cũng rất đông. Vỉa hè các con phố trên thường xuyên được tận dụng để dựng xe, kinh doanh. Các quán hàng ăn mọc như nấm, tuy nhiên, có rất ít các cửa hàng bán đồ ăn truyền thống Hà Nội, đa phần đều là các món phục vụ nhu cầu thị trường như nem chua rán, khoai tây chiên, cá, mực khô nướng…
Chị Hoàng Thị Lan, một khách du lịch đi dạo đêm phố cổ cho biết phải mất 20 ngàn để gửi xe mới chen chân được vào. Các quán ăn ở chợ đêm chẳng có gì khác bên ngoài mà giá cao hơn.
Vỉa hè phố cổ ngút ngàn khói mực nướng, cá khô. |
Phố Lương Ngọc Quyến, Đào Duy Từ thường rất đông khách nước ngoài - cơ hội để quảng bá văn hóa Hà Nội. |
Phố Tạ Hiện rất nhỏ, hẹp, rất cần quy hoạch tốt để giới thiệu tới du khách hình ảnh đẹp về phố cổ. |
Rất nhiều người dân bức xúc chuyện nhà vệ sinh trong khu phố đi bộ. “Chỗ ăn thì có, mà nơi giải quyết đầu ra thì không”. Một du khách nước ngoài thắc mắc phải đi mãi từ Tạ Hiện đến phố Gia Ngư để đến một nhà vệ sinh công cộng, mất phí 2 ngàn/lần mà ở đây rất ô nhiễm.
Phố Mã Mây, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, Đào Duy Từ, Hàng Buồm, Hàng Giầy hẹp, nhỏ nhưng thường là nơi tập trung chụp ảnh, ăn uống của rất đông khách nước ngoài. Các vỉa hè phố này đều kín quán ăn, bàn ghế… Người ta tự hỏi, vậy gửi xe ở đâu, nhà vệ sinh công cộng chỗ nào?
Như vậy, để xây dựng tuyến phố đi bộ, chợ đêm văn hóa là không đơn giản. Nếu quy hoạch không khéo, có thể rất khó tránh khỏi vết xe đổ của chợ đêm Đồng Xuân.
Người dân phố cổ rất mong cơ quan chức năng xem xét, nghiên cứu các giải pháp về đỗ dựng xe, quản lý hàng ăn, xây dựng khu vệ sinh công cộng, lắp đặt ánh sáng tốt để 6 tuyến phố trong đề án của UBND Quận Hoàn Kiếm trên trở thành tuyến phố đi bộ đúng nghĩa, xây dựng hình ảnh đẹp về phố cổ Hà Nội!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.