Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Phát hiện nhiều vụ hành xác “chúa sơn lâm”
(17:53:20 PM 05/11/2012)Những năm gần đây, Nghệ An và Hà Tĩnh trở thành điểm nóng về nạn buôn bán, vận chuyển, nuôi nhốt hổ trái phép. “Chúa sơn lâm” bị hành xác ở đây chủ yếu có nguồn gốc từ Lào, được các đối tượng vận chuyển trái phép qua biên giới đem về nước tiêu thụ.
Ngày 4-9, trên Quốc lộ 8A đoạn qua xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Hà Tĩnh phát hiện một chiếc xe Camry chở 4 hổ con còn sống có tổng trọng lượng 21,5 kg. Tại cơ quan công an, 2 kẻ vận chuyển khai là Hồ Sỹ Hạnh (SN 1976, ngụ huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An) và Bùi Văn Mười (SN 1979, ngụ huyện Yên Thành - Nghệ An) đã thừa nhận việc buôn bán hổ trái phép từ Lào về.
Theo cơ quan công an, việc buôn bán, vận chuyển hổ từ Lào về Hà Tĩnh, Nghệ An rồi mang đến nhiều địa phương khác trong nước tiêu thụ diễn ra rất chặt chẽ và có tổ chức. Người nào có nhu cầu mua hổ về nuôi hay nấu cao, chỉ cần xem hàng và đặt cọc tiền, các đường dây buôn bán sẽ cử người đưa đến tận nhà. Hiện nay, hổ con 3-5 kg có giá khoảng 150-180 triệu đồng, hổ trưởng thành 3-5 triệu đồng/kg. “Hổ trưởng thành chủ yếu mua để nấu cao, còn hổ con thì bán cho các chủ nuôi nhốt” - một cán bộ Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Nghệ An cho biết.
Các đường dây buôn bán, vận chuyển, giết hại hổ trái phép liên tục bị phát hiện; nhiều đối tượng đã bị bắt giữ, thậm chí vào tù nhưng do lợi nhuận quá lớn, nhiều người ở Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn bất chấp. Ngoài ra, do việc chế tài chưa đủ sức răn đe nên dẫn đến tình trạng buôn bán, giết mổ hổ vì mục đích thương mại gia tăng.
Ông Nguyễn Đình Kỳ, Phòng Pháp chế Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh, nhìn nhận: “Pháp luật còn tồn tại nhiều khoảng trống, công tác quản lý và thực thi pháp luật còn bộc lộ nhiều hạn chế chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng săn bắt, buôn bán, giết hại động vật hoang dã, trong đó có loài hổ, gia tăng đáng ngại thời gian gần đây”.
Nuôi nhốt bí mật
Tại Nghệ An, huyện Yên Thành được biết đến là nơi có nhiều điểm nuôi nhốt hổ trái phép. Theo ông Lê Cao Bính, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An, hổ được nuôi rất bí mật. “Vừa qua, chúng tôi nhận được thông tin về tình trạng nuôi hổ trái phép ở Yên Thành nhưng các đoàn kiểm tra đều chưa phát hiện được” - ông Bính cho biết. Về nguồn gốc số hổ bị phát hiện trong các vụ buôn bán, vận chuyển gần đây, ông Bính nhận định: “Ở Lào có nhiều trang trại nuôi hàng trăm con hổ. Có thể đây chính là nguồn cung cấp cho các đối tượng buôn bán hổ trái phép ở Việt Nam”. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.