»

Thứ năm, 21/11/2024, 18:59:32 PM (GMT+7)

Nước thải đen ngòm chảy ra biển Mỹ Khê: Đà Nẵng lo ứng phó

(08:38:46 AM 29/08/2017)
(Tin Môi Trường) - Cơ quan chức năng Đà Nẵng khẳng định đã rõ nguyên nhân dòng nước thải đen ngòm tràn ra biển. TP đang tính nhiều phương án để xử lý.

Mới đây, dư luận cảm thấy sốc khi trên facebook chia sẻ clip ghi cảnh nước thải chảy tràn ra biển Mỹ Khê.

 
Trao đổi với PV, ông Đặng Quang Vinh, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, Sở TN&MT Đà Nẵng cho hay đã rõ nguyên nhân về sự việc này.
 
Nước[-]thải[-]đen[-]ngòm[-]chảy[-]ra[-]biển[-]Mỹ[-]Khê:[-]Đà[-]Nẵng[-]lo[-]ứng[-]phó
Cảnh nước thải chảy ra biển Mỹ Khê do người dân quay lại bằng điện thoại
 
Theo ông Vinh, hiện nay dọc tuyến biển Mỹ An, Mỹ Khê có 9 cống xả thải ra biển. Điểm đặc biệt của hệ thống xả thải ở Đà Nẵng suốt hơn 10 năm qua là nước mưa và nước thải cùng gộp chung vào một hệ thống. 
 
Cụ thể, hệ thống này gồm 1 giếng thu lớn để thu gom cả nước mưa và nước thải. Sau đó sẽ có máy bơm đưa nước về xử lý. Vào mùa mưa, khi lượng nước đổ về quá lớn, giếng thu và các hệ thống cống bị quá tải nên sẽ chảy tràn ra biển.
 
Hệ thống này được đưa vào hoạt động từ năm 2007, riêng mấy cống xả ra biển thì đã có từ trước đó. Sự phát triển chóng mặt của các cơ sở kinh doanh du lịch, cùng với sự xuống cấp của hệ thống xử lý gây nên tình trạng quá tải.
 
Trong số những cống xả thải này, cống xả Mỹ An (khu vực trước khách sạn Holiday Beach Đà Nẵng) bị người dân và du khách phản ứng nhiều vì nước thải ô nhiễm. Đây cũng chính là cống xả mà người dân đã quay clip.
 
Cũng tại vị trí này, cuối tháng 3/2017, Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã vào tận miệng cống thị sát mức độ ô nhiễm.
 
Nước[-]thải[-]đen[-]ngòm[-]chảy[-]ra[-]biển[-]Mỹ[-]Khê:[-]Đà[-]Nẵng[-]lo[-]ứng[-]phó
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh thị sát tại cống xả Mỹ An vào cuối tháng 3/2017. Ảnh: Cao Thái
 
“Bãi tắm đẹp thế này mà nước thải thế thì ô nhiễm quá. Mùi hôi vậy thì còn ai đến tắm biển”, ông Xuân Anh từng phải thốt lên và yêu cầu cơ quan chức năng sớm có phương án xử lý.
 
Tháng 4/2017, Phó chủ tịch Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn đã chủ trì cuộc họp bàn các phương án xử lý nước thải đổ ra biển. Ông đã giao Sở TN&MT, Ban quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên, công ty Thoát nước… triển khai nhiều phương án xử lý. Nhưng đến nay, dường như các giải pháp vẫn chưa có hiệu quả.
 
Xử lý bằng phương án nào?
 
Trao đổi với PV, ông Đặng Quang Vinh cho rằng, TP đang triển khai nhiều giải pháp để xử lý hiện tượng nước thải tràn ra biển.
 
Trước mắt, lực lượng chức năng đã đặt 3 máy bơm ở giếng thu để tách dòng. TP đã đồng ý cấp kinh phí mua thêm 11 máy bơm nữa để xử lý, hạn chế tình trạng chảy tràn giếng.
 
Để tránh mất mỹ quan và ảnh hưởng đến du lịch, TP cũng chỉ đạo đắp tạm đập cát phía ngoài các cửa xả để giữ nước thải trong cống vào giờ cao điểm. Cùng với đó là việc nạo vét mương thu, tuyến thu và hệ thống cống thu gom đổ về cửa xả chính.
 
“Để hạn chế mùi hôi, vào cuối tuần lực lượng chức năng sẽ đổ vôi, phun chế phẩm khử mùi ở phần phía trên mỗi cống xả”, ông Vinh nói và cho rằng những phương án này đều là tạm thời.
 
Nước[-]thải[-]đen[-]ngòm[-]chảy[-]ra[-]biển[-]Mỹ[-]Khê:[-]Đà[-]Nẵng[-]lo[-]ứng[-]phó
Nước thải đen ngòm từ cống xả Mỹ An đổ thẳng ra biển
 
Ông tiết lộ về lâu dài, dọc tuyến biển này có các dự án chuẩn bị triển khai, trong đó có các hạng mục xử lý nước thải hợp lý hơn.
 
“Khu vực biển Mỹ An, Mỹ Khê có dự án phát triển bền vững, gồm hệ thống thoát nước riêng rẽ giữa nước mưa và nước thải. Về sau nước chảy ra biển sẽ 100% là nước mưa thôi. Dự án này đang chuẩn bị triển khai.
 
Đoạn biển còn lại từ khu vực đường Hồ Xuân Hương vào tới Quảng Nam hiện chưa có hệ thống thu gom. Trong dự án phát triển bền vững cũng đã thiết kế cống lớn đặt ngầm dưới đường Trường Sa - Võ Nguyên Giáp. Dự án này đã có nguồn vốn, có đấu thầu rồi nhưng phải chờ qua APEC mới triển khai”, ông Vinh nói thêm.
 
Ngoài ra, đoạn biển từ nút giao đường Phạm Văn Đồng lên Sơn Trà cũng đã có dự án cải thiện môi trường nước của Nhật.
 
“Kết quả quan trắc, nước biển ở đây đều đạt tiêu chuẩn, không có chỉ số gì bất thường. Việc quan trắc được chúng tôi làm định kỳ”, ông Vinh khẳng định.
 
Liên quan đến cống xả Mỹ An, được biết ngày 11/8, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt hồ sơ thiết kế và dự toán công trình cải tạo với tổng kinh phí 4,4 tỷ đồng. Dự án được giao cho Ban QLDA Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng làm đơn vị điều hành.
 
Ông Lương Thạch Vỹ, Giám đốc Ban này cho biết đang triển khai cải tạo cống xả, dự kiến đến 20/9 sẽ hoàn thành. 
Cao Thái (Vietnamnet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nước thải đen ngòm chảy ra biển Mỹ Khê: Đà Nẵng lo ứng phó

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI