Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Núi Cấm cao thêm nhờ... rác !
(08:09:35 AM 04/07/2012)
Cảnh quan thiên nhiên mất đi vẻ đẹp vì rác |
Trong những năm gần đây núi Cấm được đưa vào khai thác du lịch.
Tuy nhiên, đằng sau những cuộc hành hương, du lịch của khách viếng thăm thì hậu quả để lại trên nóc nhà Thất Sơn chính là… rác !
Khách du lịch đến với núi Cấm chủ yếu theo các cuộc hành hương tâm linh vì mọi người xem đây là ngọn núi linh thiêng và huyền bí. Những ai đi viếng miếu bà Chúa Xứ Núi Sam tại Châu Đốc sẽ không quên ghé thăm địa điểm du lịch lý tưởng này.
Để lên được đến đỉnh núi Cấm không khó, chỉ mất khoảng 6 tiếng đi bộ hoặc 15 phút đi xe lữ hành lên chùa Vạn Linh, sau đó tiếp tục đi bộ thêm 2 tiếng để lên đến đỉnh. Đỉnh núi Cấm là nơi lý tưởng để hít thở không khí trong lành và ngắm quang cảnh bao quát đất trời thiên nhiên, đối với những người đi hành hương thì nơi đây là nơi linh thiêng để cúng vái.
Tuy nhiên, thất vọng thay khi quay lại đỉnh Núi Cấm khi nơi đâu cũng toàn rác.
Người ta xây dựng một cái gờ cao để ngắm cảnh và cúng vái thì dưới chân toàn rác và rác, rác tràn xuống cả dưới bờ vực núi và bốc mùi hôi thối. Trước kia nơi đây cây cối mọc um tùm nhưng từ khi thành bãi rác thì cây cối cũng không còn đất sống.
Đây có thể coi là bãi rác tập kết của người dân sinh sống trên đỉnh núi, và những khách hành hương, du lịch đến đây cũng vô ý ném rác, làm bãi rác ngày một ô nhiễm, làm mất vẻ đẹp tự nhiên của rừng núi và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Người ta buộc rác khắp mọi nơi để…cầu may |
Một vấn đề nhức nhối khác cũng từ rác mà do chính những người hành hương gây ra. Người ta hay lấy bọc nilông hay bất cứ thứ gì có thể cột được để treo trên các thân cây, hàng rào… và bất chỗ nào có thể buộc vào. Với họ, làm như vậy có thể gửi gắm lại bệnh tật, xui xẻo và mang về điều may.
Thiết nghĩ đây là một hành vi mê tín vô lý, làm như vậy là tiếp tay làm ô nhiễm môi trường và hủy hoại quang cảnh xung quanh, khiến nơi đây chỗ nào cũng ô nhiễm do rác và rất mất mỹ quan.
Con người luôn sinh sống cùng thiên nhiên, phải cộng hưởng hài hòa cùng nhau phát triển. Tuy nhiên những người vô ý thức đang hủy hoại thiên nhiên từng chút một. Hãy cùng nhau trả lại màu xanh tự nhiên và mùi hương cây cỏ cho đỉnh núi Cấm, để nơi đây ngày một thu hút khách du lịch hành hương đến viếng. Đừng để khách lữ hành đến đây lắc đầu ngán ngẩm và những bước chân một đi không trở lại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.