»

Chủ nhật, 19/01/2025, 11:43:12 AM (GMT+7)

Ninh Thuận: Dân kêu thủy điện Hạ Sông Pha 1 gây lũ

(10:38:32 AM 04/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Nhiều người dân ở xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) cho rằng dự án thủy điện Hạ Sông Pha 1 gây lũ lụt làm ngập nhà cửa, đường sá.

 

Người dân xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) cho rằng cồn đất do thi công thủy điện đã cản dòng chảy, gây lũ lụt - Ảnh: Văn Thành

 

 

Ông Trương Quang Dũng, một hộ dân ở thôn Lâm Bình (xã Lâm Sơn), bức xúc: “Trong chiều 26-9 và 1-10, lũ trên dòng xả của thủy điện Đa Nhim tăng nhanh và tràn vào nhà dân. Chúng tôi dựng nhà cửa ở khu vực này hơn 20 năm nay nhưng chưa bao giờ bị tình trạng lũ lụt nhiều như hiện nay”.

 

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, một người cùng ở thôn này, nói nước lũ từ thượng nguồn thường đổ về ba nhánh gồm dòng xả đập Đa Nhim và hai suối Sakai, suối Tôm. Tuy nhiên từ cuối năm 2011, khi đơn vị thi công dự án thủy điện Hạ Sông Pha 1 (bậc thang dưới thủy điện Đa Nhim) đổ đất đá chặn hai dòng suối để thi công thì nước lũ dồn hết về dòng xả Đa Nhim gây nên tình trạng lũ quét, uy hiếp khu dân cư. “Chúng tôi bây giờ luôn sống trong sợ hãi vì không biết lũ về đêm hôm thì trở tay thế nào?” - bà Thủy lo lắng.

 

Theo thống kê của UBND xã Lâm Sơn, có 37 hộ dân sống dọc các sông, suối bị ảnh hưởng, dễ bị ngập lụt do việc thi công thủy điện Hạ Sông Pha 1 và hàng chục hộ khác bị lũ uy hiếp. Ông Hara Bích - chủ tịch UBND xã Lâm Sơn - cho biết: “Hai đợt lũ vừa rồi nước trên dòng xả Đa Nhim tràn vô một số nhà dân, tuy chưa xảy ra hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu mưa kéo dài thì rất nguy hiểm cho tính mạng và tài sản của dân cư bên bờ sông. Đường sá ở các thôn Lâm Bình, Lâm Phú hiện nay cũng tan nát vì liên tục hứng chịu các trận lũ trong thời gian ngắn”.

 

Ngày 3-10, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Thành Cẩm - tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Hạ Sông Pha, chủ đầu tư dự án thủy điện nêu trên - lại cho rằng: “Từ ngày 20-9 đến 1-10, công trường phải hứng chịu đến bốn cơn lũ ống, mỗi cơn kéo dài khoảng bốn giờ. Do mưa ở thượng nguồn quá lớn, nước lũ dâng rất cao đã làm bứt đường công vụ, nước tràn qua và đổ mạnh về phía hạ lưu làm bứt bờ bao, gây lũ và gây ngập nhà dân, hư hỏng đường sá. Đây là thiên tai chứ không phải do việc thi công công trình khiến lũ lớn”.

 

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Long Biên - chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn: “Trong quá trình thi công thủy điện Hạ Sông Pha 1, đơn vị thi công có đổ đá chắn dòng gây biến đổi dòng chảy các sông, suối trong khu vực và người dân bức xúc về nguy cơ gây lũ lụt lớn là đúng. Huyện đã liên tục chỉ đạo đơn vị thi công xử lý, tuy nhiên những ngày qua nước lũ lớn quá, họ chưa xử lý được các cồn đất chắn dòng chảy. Huyện đã yêu cầu đơn vị thi công khi bớt mưa, nước rút phải có giải pháp ngăn bờ sông bị lở phía khu dân cư để đảm bảo an toàn cho dân”.

 

Ông Lê Thành Cẩm cho biết sẽ cho đắp lại các con đường bị lũ làm xói lở, hỗ trợ thiệt hại cho người dân, riêng việc đắp bờ bao phải đợi hết mùa lũ mới có thể làm được.

 

(Nguồn: VĂN THÀNH - DUY THANH/TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ninh Thuận: Dân kêu thủy điện Hạ Sông Pha 1 gây lũ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI