Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Thứ năm, 21/11/2024, 18:24:33 PM (GMT+7)
Nhiều giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ở Cà Mau
(17:00:11 PM 29/09/2017)(Tin Môi Trường) - Thời gian qua, cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã tăng cường kiểm tra và phát hiện, xử lý nhiều trường hợp sai phạm về lĩnh vực môi trường; trong đó có một số doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường viện lý do hoạt động sản xuất khó khăn để xin được miễn giảm tiền nộp phạt.
>> Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại >> Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực >> Bến Tre công bố tình huống khẩn cấp, khẩn trương khắc phục sự cố môi trường tại bãi rác An Hiệp >> Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sạt lở nghiêm trọng tại Lâm Đồng >> MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
Ảnh: IE
Ông Ngô Chí Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau cho biết: Để xử lý các nhà máy trực tiếp xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, trước khi tiến hành kiểm tra cơ sở có dấu hiệu vi phạm, cơ quan chức năng phải thu thập đầy đủ về tang chứng, vật chứng. Khó khăn lớn nhất lực lượng kiểm tra gặp phải đó là chủ cơ sở thiếu hợp tác, có biểu hiện đối phó với cơ quan chức năng. Điều này gây khó khăn, áp lực lớn đối với lực lượng thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực quản lý bảo vệ môi trường.
Toàn tỉnh Cà Mau hiện có hàng ngàn cơ sở sản xuất liên quan đến việc xử lý nước thải, chất thải. Do phân cấp quản lý nên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh quản lý gần 50 doanh nghiệp có nhà máy với quy mô sản xuất lớn tại địa phương, chủ yếu sản xuất chế biến tôm xuất khẩu, đầu vỏ tôm, bột tôm, bột cá; tập trung phần lớn ở các khu, cụm công nghiệp như Hòa Trung (huyện Cái Nước và huyện Đầm Dơi), Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) và phường 8 (thành phố Cà Mau).
Theo ông Ngô Chí Hưng, hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn đều có đầu tư xây dựng hạ tầng, hệ thống xử lý nước của nhà máy, song một số doanh nghiệp "phớt lờ" những quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường, hoặc bỏ qua khâu vận hành xử lý nước thải đảm bảo đúng quy chuẩn, an toàn trước khi thải ra sông, rạch. Do đó, việc cá chết đột ngột và tôm nuôi bị thiệt hại ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, ngoài nhân nhân do môi trường còn có nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước trên các tuyến sông, rạch. Nhiều cơ sở chế biến thủy sản quy mô nhỏ, do không xây dựng hệ thống xử lý nước thải nên mặc nhiên xả thải ra môi trường.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau, trên địa bàn tỉnh có hơn 20 cơ sở thuộc diện xử lý triệt để gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ -TTg, ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 4 doanh nghiệp đã khắc phục xong ô nhiễm, được cấp có thẩm quyền chứng nhận hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gồm: Xí nghiệp 2, 4 và Xí nghiệp 5 thuộc Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Cà Mau (Camimex), Xí nghiệp chế biến Thủy sản Quốc Việt thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Kinh doanh chế biến Thủy sản và Xuất nhập khẩu Quốc Việt, Công ty Nông sản thực phẩm Tân Thành. Các cơ sở còn lại đang trong quá trình bổ sung hoặc đầu tư xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy. Riêng 3 doanh nghiệp tư nhân có cơ sở sơ chế đầu vỏ tôm gây ô nhiễm môi trường cũng đã ngưng hoạt động. Đối với các nhà máy sản xuất chitin tập trung theo kênh xáng Lương Thế Trân thuộc khu công nghiệp Hòa Trung, UBND huyện Cái Nước đang tích cực xử lý ô nhiễm, không chủ trương đầu tư xây dựng thêm nhà máy sơ chế đầu vỏ tôm.
UBND tỉnh Cà Mau cũng đã ban hành Quyết định số 754/QĐ-UBND, ngày 24/4/2017 phê duyệt đề án thành lập Tổ tự quản về bảo vệ môi trường nhằm tăng cường việc tham gia giám sát của cộng đồng đối với việc xả thải của các cơ sở công nghiệp trên địa bàn. Đến nay tỉnh đã thành lập được một Tổ tự quản về bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Hòa Trung, huyện Cái Nước và chuẩn bị thành lập 2 Tổ tự quản tại khu công nghiệp Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời để người dân cùng với chính quyền giám sát việc xả thải của các doanh nghiệp.
Ông Trịnh Văn Lên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau cho biết, một số doanh nghiệp chưa xây dựng hoàn thành hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định, cơ quan chức năng tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ kiểm tra đột xuất tại các cơ sở, nếu phát hiện vẫn còn hoạt động vi phạm sẽ đề xuất UBND tỉnh đình chỉ và tạm ngưng hoạt động.
Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng nâng cao năng lực quan trắc và cảnh báo môi trường, áp dụng các biện pháp công nghệ để kiểm soát quá trình xả thải của doanh nghiệp. Ngoài 4 trạm quan trắc đặt tại khu vực thành phố Cà Mau và khu công nghiệp Hòa Trung thuộc huyện Đầm Dơi và huyện Cái Nước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đang tiến hành khảo sát lắp đặt thêm 2 trạm quan trắc tại huyện Phú Tân và huyện Trần Văn Thời để quan trắc mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tập trung.
Về biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Cà Mau, ông Trịnh Văn Lên kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện giải pháp nạo vét cải thiện ô nhiễm trên tuyến sông Cà Mau, nhất là đoạn sông từ cầu Gành Hào đến Cảng cá Cà Mau đang bị bồi lắng bởi rác thải, gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe người dân trong khu vực. Thời gian tới, tỉnh đẩy mạnh các hình thức tuyên tuyền, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức người dân, doanh nghiệp trong thực hiện công tác bảo vệ môi trường; đồng thời tăng cường phối hợp kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Giải pháp lâu dài, Cà Mau xây dựng chiến lược và quy hoạch bảo vệ môi trường. Theo đó, tỉnh chọn khâu đột phá là quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải được chuẩn hóa về không gian, phân khu chức năng, đầu tư đầy đủ và đồng bộ hạ tầng bảo vệ môi trường.
TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.