Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:57:07 AM (GMT+7)
Nghệ An:Chuyển giao ba cá thể gấu bị nuôi nhốt trái phép
(22:16:27 PM 30/05/2019)(Tin Môi Trường) - Ngày 30/5/2019, 3 cá thể gấu bị nuôi nhốt trái phép tại nhà một đối tượng tại tỉnh Nghệ An đã được chuyển giao đến trung tâm cứu hộ sau gần 2 tháng kể từ khi vụ việc được ENV thông báo cho cơ quan chức năng địa phương.
>> Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão. >> Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường >> Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên >> Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam >> Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
Di chuyển gấu lên xe
Sau khi tiếp nhận thông tin từ người dân về một hộ gia đình nhiều khả năng nuôi nhốt gấu trái phép tại Nghệ An, ENV đã xác minh thông tin, định vị được vị trí cũng như xác nhận được số lượng gấu đang bị nuôt nhốt tại đây. Ngay sau đó, ENV đã cung cấp thông tin với các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An và đề nghị cơ quan chức năng nhanh chóng tịch thu các cá thể gấu cũng như xử lý đối tượng vi phạm theo đúng các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chỉ đến ngày hôm nay, sau gần 2 tháng kể từ ngày vi phạm được phát hiện, 3 cá thể gấu bị nuôi nhốt trái phép mới được “tự nguyện chuyển giao.” Hiện nay, 3 cá thể gấu này đang trên đường được chuyển đến Cơ sở Bảo tồn gấu Ninh Bình thuộc tổ chức Four Paws.
Đây là một vụ việc phức tạp do đối tượng hết sức manh động và coi thường pháp luật. Trong quá trình tiếp cận cơ sở vi phạm, đoàn kiểm tra và cán bộ ENV đã gặp phải sự chống đối quyết liệt của chủ nuôi và người dân xung quanh với nhiều hành vi quá khích như ném đất đá, chất rơm dọa đốt xe. Các cán bộ ENV chỉ có thể thoát khỏi khu vực đó một cách an toàn nhờ sự hỗ trợ của các cán bộ kiểm lâm địa bàn. Mặc dù gặp khó khăn, ENV vẫn quyết tâm theo đuổi vụ việc để đảm bảo pháp luật được thực thi.
Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc ENV cho rằng: “Những vi phạm này là rất nghiêm trọng và là một thách thức lớn đối với các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An.” Bà Hà chia sẻ: “Các cơ quan chức năng cần nghiêm khắc thực thi pháp luật trong mọi trường hợp để đảm bảo sự nghiêm minh và ý nghĩa răn đe, phòng ngừa tội phạm cũng như thúc đẩy việc chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu trái phép ở Việt Nam.”
Nghệ An, tỉnh thành giáp ranh với Lào, từng là một khu vực tập trung rất nhiều cơ sở nuôi nhốt gấu để lấy mật. Tỉnh này hiện vẫn là một điểm nóng về buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD), đặc biệt là ngà voi, sừng tê giác, hổ và tê tê. Cơ sở dữ liệu của ENV từ năm 2010 cũng đã ghi nhận khoảng 119 vụ vi phạm trên cả nước có liên quan đến các đối tượng đến từ Nghệ An, một tỉ lệ rất lớn so với những địa phương khác. Trước đó, năm 2015, các cơ quan chức năng cũng không xử lý thành công một trường hợp nuôi nhốt 5 cá thể hổ trái phép từ thông tin do ENV cung cấp. Chính vì vậy, ENV rất hi vọng các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An sẽ vào cuộc tích cực hơn nữa, đẩy mạnh công tác thực thi pháp luật để góp phần giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và giảm thiểu tình trạng buôn bán ĐVHD trên địa bàn nói riêng.
Bà Bùi Thị Hà chia sẻ thêm: “Mặc dù ghi nhận nỗ lực của các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, ENV hi vọng sẽ sớm thấy được những hành động quyết liệt hơn nữa của chính quyền địa phương trong công tác xử lý các vi phạm về ĐVHD. Có như vậy thì Nghệ An mới có thể giảm thiểu được tình trạng buôn bán ĐVHD và không còn là điểm nóng về buôn bán ĐVHD bất hợp pháp.”
Việt Nam hiện còn khoảng 700 cá thể gấu bị nuôi nhốt trên cả nước. Hầu hết các chủ nuôi đều cho rằng mục đích nuôi nhốt gấu là để “bảo tồn” hoặc vì yêu quý gấu. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy hoạt động trích hút mật gấu hoặc buôn bán gấu trái phép vẫn diễn ra tại một số địa phương. Vì vậy, việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời và nghiêm khắc các vi phạm là vô cùng quan trọng để sớm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam. Chỉ khi nhận thấy “lợi bất cập hại” từ việc nuôi nhốt gấu lấy mật, các chủ nuôi mới sẵn sàng từ bỏ hoạt động này.
Những diễn biến quan trọng của vụ việc:
- Ngày 21/3/2019: Các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra định kì cơ sở nuôi nhốt gấu của gia đình đối tượng tại Xóm 5, xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh, Lưu, tỉnh Nghệ An và ghi nhận 6 cá thể có đăng kí với cơ quan chức năng địa phương.
- Ngày 8/4/2019: Từ kết quả xác minh ban đầu về một cơ sở nuôi nhốt gấu khác của đối tượng tại Xóm 2, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, ENV chuyển giao thông tin về vụ việc cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An và yêu cầu cơ quan chức năng ngay lập tức kiểm tra, xử lý đối tượng vi phạm.
- Ngày 9/4/2019: Đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Hạt Kiểm lâm huyện, Công an huyện và đại diện xã Quỳnh Ngọc cùng với ENV đã đến kiểm tra địa điểm nuôi nhốt gấu trái phép của đối tượng tại xóm 2, xã Quỳnh Ngọc nhưng đối tượng không hợp tác. Không thể tiếp cận trực tiếp, Đoàn đã tiến hành kiểm tra khu vực xung quanh và phát hiện có 9 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt tại địa chỉ trên.
- Sáng ngày 10/4/2019: Đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra số lượng gấu đang bị nuôi nhốt tại cả hai địa chỉ có đăng kí (Xóm 5, xã Quỳnh Yên) và không đăng kí của đối tượng (Xóm 2, xã Quỳnh Ngọc). Qua kiểm tra, các cơ quan ghi nhận tại địa điểm có đăng kí (Xóm 5, xã Quỳnh Yên) không còn gấu nuôi nhốt; tại địa điểm không đăng kí (Xóm 2 xã Quỳnh Ngọc) cơ quan chức năng phát hiện 9 cá thể gấu bị nuôi nhốt trong đó có 2 cá thể gấu được gắn chíp quản lý. Số còn lại mặc dù các cơ quan chức năng đã rất nhiều lần soi chiếu nhưng không xác định được chíp.
- Ngày 24/4/2019: Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An chủ trì cuộc họp với các ban ngành có liên quan, chỉ đạo bước đầu vận động đối tượng tự ngyện chuyển giao và sẽ cưỡng chế xử lý trong trường hợp không hợp tác.
- Ngày 06/05/2019, sau khi tiến hành đọc lại chíp của 9 cá thể gấu phát hiện tại địa chỉ không đăng kí (Xóm 2 xã Quỳnh Ngọc) theo yêu cầu của đối tượng, đoàn kiểm tra phát hiện thêm 1 cá thể gấu có gắn chíp. Như vậy, tổng cộng trong số 9 cá thể gấu phát hiện tại địa điểm không đăng kí của đối tượng, có 3 cá thể gấu có gắn chíp (nghi chuyển từ cơ sở có đăng kí tại Xóm 5, xã Quỳnh Yên); 3 cá thể không đọc được chíp (được đối tượng khai có đăng kí, chuyển từ cơ sở tại Xóm 5, xã Quỳnh Yên) và 3 cá thể không đăng kí, không gắn chíp (được đối tượng khai “cứu hộ” từ người dân).
- Ngày 30/5/2019: 3 cá thể gấu không đăng kí được “tự nguyện chuyển giao” đến Trung tâm cứu hộ gấu Ninh Bình.
LÊ PHƯƠNG KHANH
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.