Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Nghệ An: Sạt lở bờ sông Lam, dân sẵn sàng... chạy lụt
(16:00:03 PM 15/08/2012)
Tại hiện trường, chúng tôi chứng kiến một dải bờ đất cao dài khoảng 100 mét nằm phía trên của xóm Hòa Lam bị xói lở ngổn ngang. Cả một đoạn kè đã bị đổ nghiêng, cuốn theo những rặng tre xuống mép sông. Ngôi nhà của ông Nguyễn Ngọc Hòa (70 tuổi) nằm ngay đầu xóm bị nước xói mòn, đất sạt lở, mép nước chỉ cách nhà khoảng 3 mét. Các con của ông đều đi làm ăn xa nên giờ trong nhà chỉ còn hai vợ chồng ông sinh sống. Mấy ngày nay trời mưa gió, đêm nào cũng nghe sông lở ầm ầm, ông bà lại không chợp mắt được vì sợ sông “nuốt” nhà.
Ông Hòa lo lắng: “Mấy năm trước, nước lũ dâng cao, ngập hết nhà cửa, vườn tược. Nhưng chưa có năm nào sạt lở lại nghiêm trọng như thế này. Nếu không có dãy tre, hóp chắn phía mép sông, chắc ít hôm nữa căn nhà này cũng sạt xuống sông Lam mất. Chúng tôi mong muốn nhà nước sớm có biện pháp di dời dân khỏi vùng này hoặc triển khai dự án kè bờ sông để chúng tôi yên tâm sinh sống”. Không riêng gì ông Hòa mà các hộ dân sống ở xóm Hòa Lam cũng đang hết sức hoang mang lo lắng về tình trạng sạt lở đe dọa đến đất vườn và nhà cửa.
Từ những năm đầu của thập niên 70, vùng đất nhỏ nằm ở cuối xã Hưng Hòa đã có những hộ dân vạn chài đến xây dựng nhà cửa sinh sống. Đến nay, cả xóm Hòa Lam có 47 hộ dân với 180 nhân khẩu, chủ yếu làm nghề đánh bắt cá, thu nhập thấp nên đời sống hết sức khó khăn. Với địa hình của xóm nằm ngoài vành đai bờ đê, thấp trũng và gần như lọt thỏm giữa một bên là bờ đê một bên là sông nước mênh mông nên nên hàng chục năm nay người dân ở đây phải chịu cảnh ngập lụt gần như thường xuyên.
Ông Đậu Xuân Thương-xóm trưởng cho biết: “Vào mùa mưa lũ, bờ sông ở Hòa Lam bị sạt lở nặng vì nước từ thượng nguồn đổ về mạnh, xoáy thẳng vào làng gây sạt lở. Năm 2007, nhờ được UBND thành phố hỗ trợ 26 tấn xi măng, UBND xã hỗ trợ đá nên bà con trong xóm tự đóng góp công sức, tiền mua cát xây kè được 250 mét chạy dọc mép sông của xóm. Thế nhưng, công trình dân tự làm, kinh phí quá ít nên đến năm 2011, gió Nam thổi mạnh, sóng nước sông Lam làm lộ móng kè, đợt mưa lũ năm ngoái gây sạt, đổ mất 1/3 diện tích được kè”.
Sóng nước hung dữ đã khiến cho kè bị lở gãy, đất bị xói lở, đất xóm Hòa Lam ngày càng bị thu hẹp dần. Mùa mưa bão, mỗi đêm nghe tiếng đất đổ ào ào xuống sông, người dân ở đây lại thấp thỏm lo lắng. Để tránh bị sạt lở thêm, hàng ngày, mỗi khi thuỷ triều rút là mọi người lại rủ nhau ra móc đá đã bị nước cuốn ra bờ sông đưa vào đắp thêm phần móng bờ kè. “Vừa đắp xong ngày hôm nay thì ngày mai lại bị sóng nước đánh bật ra. Bờ kè đá bị đổ làm nước ngày càng một lấn sâu vào khu vực dân cư”, ông Thương cho hay.
Trước sự bất ổn của cuộc sống người dân xóm Hòa Lam, UBND xã Hưng Hòa đã có tờ trình số 50 ngày 11/10/2011, gửi UBND TP Vinh, UBND tỉnh Nghệ An và các Sở ban ngành có thẩm quyền xem xét việc xây dựng dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai sạt lở của xóm Hòa Lam. Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Cao Cường-PCT UBND xã Hưng Hòa cho biết: “Tình trạng sạt lở đất dọc bờ sông Lam đoạn qua xóm Hòa Lam diễn ra hằng năm, mỗi năm một nguy hiểm hơn. Chính quyền xã đã thống kê, lập kế hoạch các hộ dân sống trong khu vực có nguy cơ bị sạt lở cao và đề nghị cấp trên sớm có phương án di dời dân”.
Mục tiêu của đề án là di dời 47 hộ dân của xóm Hòa Lam ra khỏi vùng nguy hiểm có nguy cơ sạt lở cao. Tổng kinh phí thực hiện dự án này dự kiến lên đến 20 tỷ đồng. Nguồn kinh phí trên dùng để khai hoang, san ủi mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng, gồm: Đường giao thông, thủy lợi nhỏ, nhà văn hóa công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, điện sinh hoạt và các công trình khác ở nơi ở mới. Thế nhưng, đề án này vẫn đang nằm trên giấy.
“Trong quy hoạch nông thôn mới xã Hưng Hòa thì địa bàn xóm Hòa Lam sẽ được di dời về phía trong đê sát nhập với xóm Phong Thuận 2 để tránh nguy cơ ngập lụt cho bà con. Chúng tôi đã có tờ trình, thành phố cũng có tờ trình lên ủy ban Tỉnh nhưng cho đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin gì khác. Trước mắt, chúng tôi cũng đã lập phương án di dời dân và đề nghị nhân dân chủ động phòng tránh, chủ động sơ tán tán khi cấp bách”, ông Cường cho hay.
Thực tế cuộc sống của người dân vùng rốn lũ Hòa Lam cũng như những nguy cơ rình rập cho thấy, các cơ quan chức năng cần sớm có giải pháp di dời các hộ dân Hòa Lam ra khỏi nơi này để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân tránh những hậu quả đáng tiếc trước mùa mưa bão đang đến gần.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.