»

Thứ bảy, 23/11/2024, 10:09:37 AM (GMT+7)

Nghệ An: Chuồng gấu “biến” thành chuồng gà sau vài đêm!

(10:29:42 AM 06/10/2018)
(Tin Môi Trường) - Một hộ gia đình bị nghi nuôi nhốt gấu trái phép (có bằng chứng xác đáng) nhưng khi cơ quan chức năng đến kiểm tra lại chỉ thấy những chuồng nuôi (chuyên dùng để nhốt gấu) để trống, và thậm chí có chuồng được dùng để nuôi một con gà?! Đâu là nguyên nhân của sự bất thường này?

Nghệ[-]An:[-]Chuồng[-]gấu[-]“biến”[-]thành[-]chuồng[-]gà[-]sau[-]vài[-]đêm![-]

Chuồng gấu...

 
Phản ứng chậm trễ
 
Gấu ngựa là loài nguy cấp, quý, hiếm được bảo vệ ở cấp độ cao nhất theo pháp luật Việt Nam và quốc tế. Cụ thể, gấu ngựa (Ursus thibetanus ) được liệt kê trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, đồng thời cũng được liệt kê trong Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Đồng thời, Quy chế quản lý gấu nuôi được ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng quy định hành vi nuôi gấu không có hồ sơ quản lý và gắn chíp điện tử hoặc nuôi gấu không có nguồn gốc hợp pháp đều là hành vi bị cấm (Điều 2). Như vậy, hành vi nuôi nhốt gấu trái phép có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 244 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 
 
Vừa qua, ENV đã nhận được thông tin về việc một số hộ dân trên địa bàn xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có hành vi nuôi gấu trái phép (nuôi nhốt các cá thể gấu mà không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp và không đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước hoặc gắn chíp theo quy định của pháp luật). ENV đã trực tiếp xác minh thông tin, cũng như đối chiếu với danh sách các cơ sở nuôi nhốt gấu trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu của Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Lưu để đưa ra căn cứ cho rằng  ít nhất có hộ gia đình ông C. (Xóm 5 xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đang nuôi 05 cá thể gấu bất hợp pháp trên địa bàn, trong đó có hai cá thể gấu con.
 
Ngay lập tức, ngày 18/09/2018, ENV đã fax Công văn KHẨN số 623/2018/ENV tới Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cũng như gửi đến Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Công an tỉnh Nghệ An (PC49 Nghệ An) để đề nghị lập phương án xử lý vụ việc. Ngày 19/9/2018, lãnh đạo ENV cũng đã trực tiếp đến gặp, chuyển giao toàn bộ thông tin, hình ảnh vi phạm (tên hộ nuôi nhốt trái phép; địa chỉ cụ thể; mối quan hệ với các hộ nuôi nhốt có phép khác; video và các tài liệu, hình ảnh khác chứng minh hành vi vi phạm) đến lãnh đạo UBND và cán bộ PC49 Nghệ An và Chi cục Kiểm lâm. Đáng tiếc, ngày 27/09/2018, khi liên hệ với PC49 Nghệ An để cập nhật kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm, ENV được biết đơn vị này chỉ tiến hành kiểm tra tại hai cơ sở nuôi nhốt gấu hợp pháp (đã đăng ký với cơ quan chức năng) trên địa bàn xã Quỳnh Yên. Tuy nhiên hai cơ sở được kiểm tra KHÔNG PHẢI địa điểm được ENV cung cấp. 
 
Chính vì vậy, ngày 28/09/2018, ENV một lần nữa làm việc trực tiếp với lãnh đạo PC49 Nghệ An để chuyển giao thông tin và đề nghị ngay lập tức kiểm tra. Sáng ngày 29/9/2018, 10 ngày sau nguồn tin ban đầu, PC49 Nghệ An, Chi cục Kiểm lâm Nghệ An và đại diện Công an xã Quỳnh Yên đã tiến hành kiểm tra đúng địa điểm ENV cung cấp nhưng “không phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật” tại cơ sở.
 
Chuồng gấu biến chuồng gà - không có điều gì bất thường?
 
Như trên đã đề cập, kết quả kiểm tra tại nhà ông C. chỉ cho thấy ông này nuôi 2 con gà (mỗi con ở trong một chuồng gấu), 4 con hươu sao và vài con chó.
 
Thiết nghĩ, với kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn của các cơ quan chức năng, việc xác minh thông tin không hề khó. Các cán bộ kiểm tra đã có thể nhìn ra những nghi vấn bất thường như: 
 
(1) hình ảnh ông chủ hộ trùng khớp với hình ảnh người cho gấu ăn trong video được ENV cung cấp đến PC49 Nghệ An vào ngày 19/09/2018; 
 
(2) các chuồng (để trống hoặc nuôi gà) tại đây trùng khớp với hình dáng và kích thước các chuồng nuôi gấu (có gấu) trong video được ENV cung cấp đến PC49 Nghệ An vào ngày 19/09/2018; 
 
(3) Gia đình ông C. có nuôi hươu sao ngay bên cạnh khu vực “chuồng gà”. Trong khi đó, đây là loài động vật rừng thông thường mà khi nuôi nhốt gần tiến hành đăng ký và hoặc thông báo đến chính quyền địa phương/hạt kiểm lâm sở tại. Trong quá trình hoạt động gây nuôi diễn ra, các cơ quan chức năng cũng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát những cơ sở này để đảm bảo cơ sở tuân thủ pháp luật về bảo vệ ĐVHD. Việc để một hộ gia đình nuôi gấu bất hợp pháp ngay bên cạnh khu vực nuôi hươu sao nhưng không hề bị các cơ quan chức năng phát hiện trong quá trình kiểm tra định kì cho thấy nhiều dấu hiệu nghi vấn về sự tắc trách của chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ ĐVHD; 
 
Nghệ[-]An:[-]Chuồng[-]gấu[-]“biến”[-]thành[-]chuồng[-]gà[-]sau[-]vài[-]đêm![-]
...Biến thành chuồng gà
 
Quyết tâm “nửa vời”!
 
ENV thấy rằng việc kiểm tra và không còn phát hiện gấu nuôi nhốt tại hộ gia đình nói trên là kết quả tất yếu do sự thiếu quyết tâm xử lý vụ việc, chậm trễ khi hành động và khả năng rò rỉ thông tin từ chính các cơ quan chức năng khiến đối tượng có thời gian hành động, che dấu hành vi vi phạm. 
 
“Việc xác minh và cung cấp thông tin chính xác cho các cơ quan chức năng nhằm xử lý triệt để vi phạm về động vật hoang dã mất rất nhiều thời gian, công sức và thậm chí trong một số trường hợp có thể còn gây nguy hiểm cho những cá nhân, tổ chức không phải là cơ quan thực thi pháp luật như ENV. Vì vậy, chúng tôi rất thất vọng trước kết quả kiểm tra mang tính “thủ tục” của các cơ quan chức năng địa phương ở Nghệ An. Chúng ta sẽ không bao giờ thành công nếu chỉ có quyết tâm “nửa vời” trong công tác triệt phá tội phạm về động vật hoang dã,” bà Nguyễn Phương Dung, Phó Giám đốc ENV cho biết.
 
Đây không phải lần đầu tiên PC49 Nghệ An không thể xử lý thành công các vụ việc vi phạm về động vật hoang dã trên địa bàn. Cuối năm 2015, đầu năm 2016, ENV cũng đã từng chuyển giao thông tin đến PC49 Nghệ An về trường hợp 05 cá thể hổ bị nuôi nhốt trái phép (với đầy đủ thông tin, địa chỉ đối tượng vi phạm cũng như video hành vi vi phạm) cũng trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và đã nhận được kết quả tương tự từ cơ quan này. 
 
Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc ENV chia sẻ:“ENV rất hi vọng khi các cơ quan chức năng tiếp nhận những thông tin vi phạm có độ chính xác cao sẽ kiên quyết xử lý các vụ việc này để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cũng như tạo dựng niềm tin trong cộng đồng. Việc liên tục chậm trễ, bỏ lọt tội phạm của cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An đã trở thành lí do khiến nhiều đối tượng vi phạm thản nhiên cho rằng mình đang “đứng trên pháp luật” và có thể ngang nhiên vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD mà không sợ bị trừng phạt.” 

Gấu ngựa là loài nguy cấp, quý, hiếm được bảo vệ ở cấp độ cao nhất theo pháp luật Việt Nam và quốc tế. Cụ thể, gấu ngựa (Ursus thibetanus ) được liệt kê trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, đồng thời cũng được liệt kê trong Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Đồng thời, Quy chế quản lý gấu nuôi được ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng quy định hành vi nuôi gấu không có hồ sơ quản lý và gắn chíp điện tử hoặc nuôi gấu không có nguồn gốc hợp pháp đều là hành vi bị cấm (Điều 2). Như vậy, hành vi nuôi nhốt gấu trái phép có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 244 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 

BTV - Nguồn ảnh: Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ENV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghệ An: Chuồng gấu “biến” thành chuồng gà sau vài đêm!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI