Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Lễ tang dành cho Tê giác: Nam Phi hững hờ, Việt Nam hồ hỡi!
(02:35:58 AM 19/09/2015)
Trước đó, thông tin chi tiết về thời gian, lộ trình, qui định của đám tang tê giác đã được đăng tải khá chi tiết và rộng rãi. WildAid Việt Nam cũng đã làm một "cáo phó" cho tê giác với đầy đủ tiểu sử như của con người:
“Krugerati và Krugeratu là hai mẹ con tê giác sống tại vườn quốc gia Kruger, Nam Phi. Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Nam Phi trù phú, hai mẹ con kế thừa sự yêu đời, sức mạnh của một loài vật to lớn nhưng vô cùng hiền lành. Krugerati là cậu bé tê giác 10 tháng tuổi, nhanh nhẹn và háu ăn. Đối với Krugerati, những buổi đi tắm bùn lúc chiều hoàng hôn là hoạt động ưu thích nhất trong ngày. Mặc dù 10 tháng tuổi nhưng Krugerati vẫn luôn luôn luẩn quẩn bên mẹ suốt.
Tuy nhiên, Krugerati mãi mãi không bao giờ được nhìn thấy hoàng hôn trên đất nước Nam Phi một lần nào nữa. Đêm tháng 9 vừa qua, Krugerati đã ra đi với mẹ của chú vì bị sát hại bởi một nhóm thợ săn trộm. Những tên trộm được trang bị vũ khí hiện đại, lợi dụng đêm trăng sáng lần theo dấu vết của hai mẹ con, sau khi ra tay tàn nhẫn thì nhanh chóng tẩu thoát với chiếc sừng của tê giác mẹ Krugeratu.
Đội đặc nhiệm của vườn quốc gia chỉ phát hiện được hai mẹ con nằm cạnh nhau với những viên đạn găm sâu vào lớp da dày.
Sừng của Krugerati còn quá nhỏ, vẫn còn nguyên. Không hiểu lí do chúng giết hại cậu bé?
Một anh kiểm lâm đã vô cùng tức giận khi nhìn thấy hai mẹ con ngã gục với vũng máu đầy thương tâm. Và anh đã khóc, khóc như người thân của anh đã ra đi. Hai năm qua, anh đã chứng kiến quá trình mẹ Krugeratu mang bầu và nuôi nấng Krugerati trưởng thành.
Tính đến 30/08, Nam Phi đã chứng kiến hơn 760 con tê giác ra đi như mẹ con Krugerati.
Từ nửa vòng trái đất, WildAid Việt Nam vô cùng thương tiếc và trân trọng mời các bạn đến tham dự lễ tang Tê Giác "Về với cát bụi" để tưởng niệm sự trở về với thiên nhiên của hai mẹ con tê giác với niềm thương xót vô hạn, nỗi buồn và cả sự tức giận của những người yêu những sinh vật đẹp đẽ của thiên nhiên hoang dã.
Trân trọng".
Điều đáng nói là khi thông tin này được đăng tải trên mạng thì nhiều tranh luận đã nổ ra, các ý kiến đã cho rằng ngay chính tại Nam Phi nơi có tới 760 con tê giác đã bị giết (đến ngày 30/8- thông tin của WildAid Việt Nam) thì người ta vẫn hững hờ và chưa tổ chức một cái đám tang nào cho tê giác cả, còn ở Việt Nam thì cũng không phải là nơi có liên quan nhiều đến các động vật ở tận Nam Phi thì WildAid Việt Nam lại hồ hỡi đứng ra kêu gọi tổ chức lễ tang cho tê giác tại 188 Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh vào ngày 19/09/2015; Và trên các kênh truyền thông, WildAid Việt Nam cố tình đưa thông tin bi ai, biến nó như là một đám tang thật của con người !
Lý giải như đại diện truyền thông của Trung tâm Change gửi cho cơ quan truyền thông thì, Lễ Tang Tê giác "Về với cát bụi" là sự kiện mang tính tượng trưng, mong muốn truyền cảm hứng cho nhiều người Việt Nam cùng tham gia vào công tác bảo tồn Tê giác tại Việt Nam và thế giới.
Tuy nhiên các ý kiến đều cho biết không nên tổ chức việc truyền cảm hứng trượng trưng yêu động vật bằng việc tổ chức…đám tang như người. Việc này rất phản cảm và trái với văn hóa Việt Nam – không ai lấy chuyện chết chóc làm trò đùa, đã thế thông tin cho lễ tang đã được lên kế hoạch diễn tiến sắp xếp như là của một đám tang cho người Việt, mọi người khi tham dự phải mặc trang phục tang chế: sẫm, màu đen!
Khá nhiều ý kiến bất ngờ và cho rằng, WildAid Việt Nam thông qua Trung tâm Change nếu muốn có ý tưởng làm PR chạy theo sự kiện, thì cũng nên chọn lựa chủ đề cho phù hợp vối văn hóa Việt và cộng đồng. Ví như mới đây nhất là sự kiện cảnh sát Thái Lan bắn chết ngư dân Việt Nam khi đánh bắt cá trên biển và WildAid Việt Nam và Change chuyển cái đám tang "giả" này thành nơi để cộng đồng tỏ lòng chia sẻ cho ngư dân, cho cộng đồng biết yêu, biết quý thêm đất nước mình thì đáng quý, trân trọng biết mấy...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.