Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Làng Đại học Thủ Đức: điểm "nóng" về ô nhiễm rác thải
(18:03:37 PM 15/06/2012)Rác thải nằm tràn lan trên bờ hồ gần nhà điều hành ĐHQG - TP. HCM
“sống chung” với rác
Làng ĐH Thủ Đức, địa bàn giáp ranh giữa Bình Dương và TP. HCM, nơi đây tập trung số lượng lớn sinh viên của trường ĐHQG – TP. HCM và một số trường ĐH khác. Hoạt động mua bán của các chợ tự phát, những quán cơm, quán nhậu, và hàng loạt dịch vụ khác tập trung trên một địa bàn nhỏ hẹp với mật độ cực cao, lượng rác thải hàng ngày khá lớn, cùng với việc thiếu ý thức trong giữ gìn vệ sinh chung đã làm chất lượng môi trường sống nơi đây xuống cấp nghiêm trọng.
Thoạt nghĩ, lẽ ra Làng đại học phải là nơi có môi trường trong lành nhưng ở khắp nơi, mọi con đường ngõ hẻm tại nơi đây đều có sự hiện diện của rác. Rác “bao vây” trường học, nhà trọ, nơi vui chơi, tập luyện thể dục thể thao…
Đi trong khuôn viên của Làng đại học, hình ảnh dễ bắt gặp nhất chính là những “núi rác” lộ thiên bên cạnh mép đường, thậm chí rác tràn ra ngoài đường cản trở giao thông và tạo thành “mùi” đặc trưng vô cùng khó chịu. Những ai có dịp “kinh” khu vực này đều phải choáng ngợp với những cảnh tượng không bắt mắt này, mùi hôi nồng nặc thật khó chịu.
Bên cạnh đó, nguồn ô nhiễm từ các hộ chăn nuôi heo, gia cầm cũng ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sống nơi đây.
Bạn Bảo Huy (SV năm 2, trường ĐH KHXH&NV) cho biết: “Tụi em ở trọ gần trường ĐH KHXH&NV được hơn 2 năm nay rồi. Dãy trọ của tụi em nằm khuất sâu trong con hẻm nhỏ nên xe rác cũng không vào đó được. Ngày nào chúng em cũng luôn phải trong tình trạng sống chung với những đống rác to đùng, cứ 2 ngày chúng em lại vùn rác thành một đống to rồi đốt”.
Nơi ô nhiễm nặng nhất của Làng đại học phải kể đến là khu vực Hồ cá sinh viên nằm ngay cạnh trường ĐH KHXH&NV. Chúng tôi nhận thấy ở đây có một con mương nhỏ chứa toàn rác và các loại nước thải đổ về Hồ cá. Khi thời tiết nóng, các bạn sinh viên văn phải vừa học vừa phải đưa tay lên bịt mũi thật khó chịu. Hồ cá được mệnh danh là “rốn” ô nhiễm của Làng đại học.
Thiếu ý thức giữ bảo vệ môi trường
Mặc dù có các thùng rác công cộng, bảng hiệu cấm đổ rác treo khắp nơi nhưng dường như chúng cũng chả có tác dụng gì đối với những tham gia vệ sinh. Họ có thể xả rác bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, miễn là tiện tay thì họ cứ…xả.
Thật phản cảm khi chứng kiến cảnh rác “đóng quân” trên các ghế đá, hành lang, và ngay cả hồ nước gần nhà điều hành của Đại học Quốc gia. Có nhiều bạn nói vui rằng: “Hồ nước là nơi hẹn hò lý tưởng của các cặp đôi sinh viên yêu nhau nên việc xả rác bừa bãi là chuyện đương nhiên”. Nhưng trước khi xả rác như thế thì liệu các bạn sinh viên đã được học cách “giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng”?
“Nhà nước thuê lao công để làm gì? Anh cứ yên tâm bọn em làm như vậy để tạo công ăn việc làm cho các cô chú lao công mà”, một bạn sinh viên “hồn nhiên” nói. Chúng tôi không khỏi xót xa cho những bạn trẻ coi thường lợi ích chung của cộng đồng, họ vừa thiếu ý thức lẫn trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.
Trong khi các cơ quan chức năng, ban nghành cố gắng tuyên truyền bảo vệ môi trường thì việc “rác tràn ngập” một “đô thị Đại học” lại vô cùng phản cảm. Phải chăng các cơ quan đoàn thể cùng sinh viên của tất cả các trường đại học đóng trên địa bàn này cần ra quân mạnh tay “tiêu diệt” những “núi rác” di dộng kia để trả lại môi trường xanh - sạch - đẹp. Bên cạnh đó, nội dung quan trọng để giải quyết triệt đề hiện trạng này đó chính là bản thân người dân sống trong khu vực này, cùng các bạn sinh viên phải nâng cao ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
Một số hình ảnh về hiện trạng ô nhiễm rác thải tại khu vực Làng Đại học Thủ Đức:
"Cung đường" rác thải trên những con đường vào khu trọ sinh viên
Ý kiến bạn đọc về: Làng Đại học Thủ Đức: điểm "nóng" về ô nhiễm rác thải
-
thuhuong (07:20:46 AM 29/10/2012)Tiêu đề
rac rac rac khap moi noi tran ngap nhu vay lieu con ai song dc ma tap trung vao hoc hanh nghien cuu nua. tuoi tho cua sinh vien duoc bao nhieu.tinh trang nay bao gio moi duopc cai thien.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.