Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Kinh hoàng chế dầu thải thành... dầu ăn
(11:29:55 AM 07/10/2012)
Rất nhiều các nhà hàng quán ăn hiện nay sử dụng loại dầu ăn trôi nổi không nhãn mác, bởi những loại dầu này thường giá rẻ hơn các loại dầu ăn có nhãn mác rất nhiều. Vậy loại dầu ăn bán trôi nổi tại các chợ hiện nay từ đâu ra? Câu trả lời là có rất nhiều nguồn. Mỡ, dầu ăn đã qua sử dụng tại các nhà hàng, khách sạn… bị cháy đen, bốc mùi được một số cơ sở thu mua, lọc cặn và bán lại cho các cơ sở chế biến thực phẩm dùng để chiên, rán các sản phẩm như: quẩy, ngô, bánh…
Trưởng phòng kinh doanh của một công ty dầu ăn cho biết: Người ta còn nhập cả nguồn dầu cải giá rẻ từ Trung Quốc, trong đó có cả dầu cải đã qua sử dụng được các nhà máy ở nước này thải ra… Nguồn nguyên liệu này sẽ được xử lý bằng nhiều loại hóa chất khử mùi, tạo màu… để cho ra loại dầu vàng ươm mà nếu nhìn thoáng qua chẳng thua gì dầu ăn của các hãng dầu sản xuất công nghiệp. Các cơ sở này thường xuyên thay đổi địa chỉ sản xuất hoặc đăng ký một nơi nhưng lại sản xuất ở một địa chỉ khác để qua mặt cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó hiện nay mỗi ngày các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất bánh snack, mì gói, gà rán, mít sấy… thải một lượng lớn dầu ăn đã sử dụng. Doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để tiêu hủy loại dầu thải này để không ảnh hưởng đến môi trường, thông qua một số công ty chuyên đi tiêu hủy. Tuy nhiên, đường đi để tiêu hủy những loại dầu này thực tế không ai kiểm soát được và cũng không loại trừ khả năng loại dầu thải này được phù phép thành dầu ăn và tái sử dụng.
Đáng sợ mỡ nước
Công an TP Hà Nội đã từng phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển mỡ nước không rõ nguồn gốc tại một cơ sở ở xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội chuyên mua dầu, mỡ bẩn để tái sử dụng chế biến thực phẩm. Theo lời ông Ngô Văn Dũng (SN 1980), trú tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, gia đình ông thường thu mua mỡ, dầu ăn “bẩn” của các nhà hàng, quán ăn, khách sạn trên địa bàn Hà Nội với giá khoảng 4.000 đồng/kg. Sau khi thu mua, số mỡ trên được đổ vào bể chứa, lọc cặn qua lớp lưới vải để lấy mỡ trong - mỡ loại 1. Số mỡ này sẽ được dồn vào chiếc thùng sắt lớn và các thùng phuy, sau đó chiết dần ra can nhựa để bán cho các cơ sở chế biến thực phẩm.
Gần đây, cơ quan chức năng Hà Nội cũng phát hiện khoảng 3 tấn mỡ bẩn đang chở trên xe tải ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô. Lái xe khai nhận nguồn hàng này lấy từ huyện Thường Tín. Tiếp đó, ngày 12-9, tổ công tác liên ngành kiểm tra kho hàng của một công ty TNHH trên địa bàn huyện Đông Anh phát hiện mỡ bò, mỡ lợn thứ thì đông đặc, thứ thì ở dạng lỏng được đựng trong các bao tải chất đống trong kho.
Cũng do giá dầu ăn tăng cao nên hiện tượng sử dụng mỡ động vật, chủ yếu là mỡ lợn để chế biến thức ăn đang phổ biến trở lại. Tại các chợ bán khá nhiều mỡ nước. Loại mỡ này được đóng trong can nhựa với giá từ 15.000-20.000 đồng/lít. Nguyên liệu chế biến mỡ nước là nguồn mỡ lợn được thu gom tại các chợ đầu mối, các lò giết mổ, các quầy thịt ở các chợ cuối ngày, trong đó không loại trừ lợn chết, lợn bị dịch bệnh. Số mỡ này hầu hết đều có màu nhợt nhạt, thâm tím, bốc mùi khó chịu, ruồi bâu dày đặc. Theo một tiểu thương, do mỡ đã để cả ngày không được bảo quản, hơn nữa trong số mỡ đang chờ người đến nhận có cả mỡ của ngày hôm qua để lại nên việc bốc mùi là điều không tránh khỏi.
Thông thường, mỡ lợn khi nấu chảy thành nước chỉ sau một thời gian ngắn sẽ bị cô đặc nên các cơ sở chế biến thường sử dụng hóa chất chống kết đông và một số chất phụ gia khác để bảo quản. Nguồn phụ gia trôi nổi này khi xâm nhập cơ thể sẽ gây hại khó lường. Ngoài ra, theo cơ quan thú y, do nguồn mỡ thu mua từ nhiều nguồn, nhất là từ các lò giết mổ, chợ chiều nên nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, chất bẩn là rất cao. Đây cũng là nguồn lây lan dịch bệnh rất nguy hiểm...
Nguy cơ gây ung thư
Dầu thực vật về nguyên tắc chỉ sử dụng một lần, không được tái sử dụng. Thế nhưng trong thực tế, tình trạng dầu ăn thải loại của một số doanh nghiệp chế biến thực phẩm được tuồn ra thị trường, sau đó người mua đem tái chế, tinh lọc bằng các phương pháp, có cả việc cho hóa chất độc hại vào để xử lý rồi bán ra thị trường. Loại dầu này rất độc bởi về mặt hóa học, dầu ăn khi đã đun ở nhiệt độ cao sẽ chuyển từ dạng cit (có lợi cho sức khỏe) sang dạng trans (không có lợi). Nhiều cấu trúc dạng trans kết hợp lại sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư. Người ta còn pha chế cả các loại dầu nguyên liệu vốn không được dùng trong thực phẩm như dầu lanh, dầu cọ… (thường chỉ dùng trong công nghiệp sản xuất sơn) có giá thành rẻ hơn nhiều so với dầu thực vật. Khi pha những loại dầu này vào dầu ăn sẽ làm hạn chế sự đổi màu của dầu khi sử dụng. Loại này rất có hại đối với sức khỏe con người.
Bác sĩ dinh dưỡng Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết: Dầu ăn là thực phẩm dễ bị ôxy hóa các axít không no, nếu đun ở nhiệt độ cao nhiều lần, khi xâm nhập cơ thể sẽ gây tổn thương các tế bào, dễ tạo thành những khối u, gây ung thư. Khi chúng ta ăn phải các thực phẩm cháy, vỡ vụn là đưa vào cơ thể các chất phosphor, lưu huỳnh, sẽ rất độc hại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.