Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Khổ sở vì ..."Đặc sản" Hà Nội
(08:58:00 AM 11/11/2015)Việc có quá nhiều cây hoa sữa đã tạo nên phiền toái cho người dân, đặc biệt là vào mùa hoa nở rộ.
Hoa sữa đã trở thành một "đặc sản" của Hà Nội. Những ngày cuối thu đầu đông, hương hoa sữa thoang thoảng khắp các ngõ ngách khiến Hà Nội trở nên dịu dàng và ấn tượng hơn. Nổi tiếng với những con đường mang tên “phố hoa sữa” đi vào trong thi ca và để lại ấn tượng sâu sắc với những du khách từng đặt chân tới Hà Nội vào mùa thu, thế nhưng vài năm gần đây, hoa sữa được trồng nhiều ở khắp Hà Nội. Những con “phố hoa sữa” như Nguyễn Du không còn độc quyền nữa mà được nhân rộng ra các phố Thụy Khuê, Quán Thánh, Cửa Bắc hay Đào Tấn… hay ở bất kỳ đâu tại Hà Nội cũng dễ dàng bắt gặp hoa sữa. Trên phố Quán Thánh, những cây hoa sữa được trồng cách nhau chỉ vài mét. Có người đã đếm được 80 cây sữa ở đây. Con số này có lẽ đã tăng lên đáng kể khi những lứa cây mới được trồng thêm.
Trồng hoa sữa không chỉ có lợi ích bảo vệ môi trường xanh, cho bóng mát quanh năm, ít rụng lá mà hoa còn tỏa mùi hương rất thơm. Tuy nhiên, việc có quá nhiều cây hoa sữa đã tạo nên phiền toái cho người dân, đặc biệt là vào mùa hoa nở rộ.
Mùi hoa sữa ngửi thoang thoảng thì rất dễ chịu nhưng nếu hoa nở nhiều và tập trung dày thì mùi lại nồng nặc, thơm hắc.
Rất nhiều gia đình bị bao quanh bởi 2 tới 3 cây với hoa nở nặng trĩu cành. Hay cả con phố dài mấy trăm mét có đến cả chục cây hoa sữa thì đã là nỗi ám ảnh lắm rồi.
Mỗi khi đến mùa các cây hoa sữa đua nhau nở, các nhà dân ở đây đều phải đóng kín cửa để tránh mùi thơm quá nồng nặc xộc vào nhà. Nhiều người đi bộ trên hè đường cũng choáng váng không chịu nổi mùi hoa sữa quá sực nức...
Thêm vào đó, gặp trời mưa những bông hoa sữa rụng vô cùng nhiều, bám dính xuống mặt đường rất khó quét dọn cũng tạo nên những vất vả cho các nhân viên vệ sinh môi trường. Cô Nguyễn Ánh Hồng, nhà ngay cạnh cây hoa sữa trên phố Khâm Thiên cho biết: “Mấy bữa nay thời tiết se lạnh, hoa sữa nở rộ, mùi nồng nặc khiến người trong gia đình cô ai cũng bị đau đầu, mũi thì tắc tịt lại, thật sự rất khó chịu.
Có những gia đình do không thể chụi nổi mùi thơm đến nhức đầu của hoa sữa đã đém cả dao ra chặt bớt cành tán của cây, làm vậy biết là không đúng nhưng thực sự không thể chịu nổi mùi hoa sữa nữa”.
Việc sống chung với mùi hoa sữa nồng nặc mỗi khi thu về đã không còn gì xa lạ đối với nhiều gia đình ở Hà Nội, tuy nhiên theo chia sẻ của nhiều người thì chẳng dễ dàng gì để vượt qua những “mùa thu đau khổ” ấy.
Thiết nghĩ hoa sữa là nét đặc trưng rất riêng của Hà Nội, song cũng cần phải có những kế hoạch trồng sao cho phù hợp, với khoảng cách nhất định, không trồng quá dày đặc để người dân không phải thốt lên khổ sở bởi chính “đặc sản Hà Nội”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.