Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Khảo sát thú nhằm hỗ trợ thực thi pháp luật và đánh giá hiệu quả công tác bảo tồn
(20:28:14 PM 10/11/2015)
Kết quả thu thập từ 4 khu bảo tồn là Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu bảo tồn Sao la tỉnh Quảng Nam, Khu Bảo tồn Sao la Huế, và vườn Quốc gia Xe-Sáp, Lào sẽ được trình bày và thảo luận với các nhà khoa học trong và ngoài nước và các bên liên quan.
Dự án CarBi của WWF góp phần ngăn chặn nạn phá rừng và suy thoái rừng tại khu vực biên giới Nam Lào và miền Trung Việt Nam. Một hợp phần quan trọng của dự án CarBi tập trung vào cải thiện công tác quản lý ở 4 khu bảo tồn trên. Các khu bảo tồn này nằm tại khu vực phía nam của vùng Trung Trường Sơn, đây là khu vực rất giàu có về đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng cho người dân và các ngành kinh tế tại khu vực. Để bảo về loài Sao la quý hiếm và những loài nguy cấp khác có giá trị sinh học cấp toàn cầu, những hoạt động của dự án CarBi được thực hiện ở khu vực biên giới tiếp giáp 4 khu bảo tồn và các hành lang sinh học. Việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính phủ ở Việt Nam và Lào để tăng cường bảo vệ các khu vực bảo tồn cũng được thực hiện trong khuôn khổ dự án Carbi. Một công cụ quan trọng để đánh giá thành công của công tác bảo tồn chính là việc giám sát đa dạng sinh học.
IZW đang nghiên cứu về tính đa dạng của sự sinh tồn và các mối tương tác giữa động vật hoang dã với con người và và môi trường sống của chúng. Công việc của IZW là tổng hợp nghiên cứu định hướng ứng dụng để xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất ra các phương pháp mới để bảo tồn các loài động vật hoang dã. IZW đã triển khai hoạt động nghiên cứu tại Đông Nam Á trong suốt gần một thập kỷ qua, sử dụng chủ yếu các kỹ thuật không gây tác động đến cảnh quan khu vực, như là hệ thống bẫy ảnh giúp nghiên cứu loài và quần thể của chúng.
WWF và IZW đã hợp tác thực hiện các cuộc khảo sát khoa học chuyên sâu về các loài động vật đang bị đe dọa và các quần thể của chúng tại Cảnh quan Trung trường sơn. Thông thường các phương pháp điều tra được thiết kế để phục vụ cho mục đích nghiên cứu một loài riêng biệt và không thích hợp để nghiên cứu cả một quần thể loài. Nhận thấy tầm quan trọng của sự đa dạng các loài thú có vú có kích thước lớn và vừa trong bảo tồn, IZW đã xây dựng phương pháp khảo sát quần thể các loài động vật có vú.
Hội thảo lần này sẽ thảo luận kết quả điều tra thực hiện trong hai năm 2014 và 2015, với các mục tiêu sau:
• Tạo điều kiện cho các bên liên quan đến chủ đề này ngồi lại với nhau, bao gồm Giám đốc các khu bảo tồn, Chi cục Kiểm lâm, Ban quản lý các hợp phần dự án CarBi, các cơ quan cấp Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), các tổ chức Phi Chính phủ và các nhà khoa học trong nước và Quốc tế.
• Tạo một diễn đàn để giới thiệu và thảo luận hoạt động thực thi pháp luật và nghiên cứu các loài động vật có vú tại cảnh quan Trung Trường Sơn.
•Thảo luận các bài học, cơ hội và thách thức của việc áp dụng những nghiên cứu đã được chuẩn hóa về đa dạng sinh học các loài có vú và hoạt động thực thi pháp luật.
•Xác định nhu cầu trong những năm tiếp theo để điều chỉnh, tiếp nối và mở rộng các hoạt động thực thi pháp luật cũng như nghiên cứu về đa dạng sinh học các loài thú có vú.
• Soạn thảo kiến nghị cho chương trình Quốc gia về đa dạng sinh học các loài thú có vú đệ trình lên chính phủ Việt Nam xem xét.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Khảo sát thú nhằm hỗ trợ thực thi pháp luật và đánh giá hiệu quả công tác bảo tồn
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.