Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Học sinh Sơn Ba "đu dây vượt sông" đến lớp
(22:34:28 PM 08/12/2012)
Về xã Sơn Ba, tận mắt chứng kiến cảnh học sinh ngồi trên những chiếc bè gỗ thô sơ, tạm bợ để chuẩn bị đu dây vượt sông đến trường mà chúng tôi không khỏi chạnh lòng.
Đu dây, đi mảng vượt sông đến trường, số phận các em như “chỉ mành treo chuông”. |
Tìm hiểu chúng tôi được biết, nhiều năm trước để vượt sông Re, người dân ở Sơn Ba cùng nhau chung tay góp công làm những cây cầu tạm. Nhưng “tuổi thọ” của cây cầu bằng tre nứa cũng không kéo dài được bao lâu, chỉ cần một cơn mưa lớn ở thượng nguồn là nước lũ đổ về cuốn phăng cây cầu theo dòng nước. Thế là, hằng ngày có tới hàng trăm lượt người, trong đó phần lớn là các em học sinh tiểu học và THCS phải ngồi trên một chiếc bè gỗ dài khoảng 3m, rộng 1,5m buộc với phía dưới bằng những sợi dây thừng là những chiếc săm ô tô cũ bơm căng và bám vào dây thừng để qua sông. Điều đáng lo ngại hơn cả là tất cả đều không có áo phao cứu sinh, trong khi đó dòng sông Re luôn chảy xiết. Nguy hiểm là vậy nhưng học sinh phải đóng cho chủ bè 60.000 đồng/người/tháng.
Hai tay bám chắc vào sợi dây chuẩn bị vượt sông, em Đinh Nhị Lăng học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Sơn Ba cho biết: “Từ hồi bắt đầu đi học đến nay, để đến được trường, ngày nào tụi em cũng phải đu dây thừng thế này để qua sông, riết rồi cũng quen nên cũng không còn sợ nữa”.
Được biết, hiện nay ở xã Sơn Ba có 234 học sinh (151 em học sinh THCS và 83 em học sinh tiểu học) thuộc 4 thôn Làng Ranh, Làng Bung, Làng Già, Kà Khu, Di Hoăn phải thường xuyên đu dây vượt sông Re tới trường. Thầy giáo Đặng Văn Cương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Ba trần tình: “Nhìn các em học sinh hằng ngày vẫn phải vượt sông bằng bè và đu dây mà chúng tôi không khỏi lo lắng. Nói dại, chẳng may khi các em qua sông gặp cơn lũ bất chợt thì không biết điều gì sẽ xảy ra. Lo là vậy, nhưng "lực bất tòng tâm" nên đành chịu. Ngoài nỗi lo các em gặp nguy hiểm ra, chúng tôi còn lo bảo đảm sĩ số các lớp học. Mùa khô còn đỡ, chứ vào mùa mưa nước sông chảy xiết, nên hầu hết các em phải nghỉ học”.
Cũng chung tâm trạng với đồng nghiệp, thầy Trần Duy Hùng, Hiệu trưởng Trường THCS Sơn Ba tâm sự: “Ngày nào cũng vậy, sau buổi học là các em phải đi bộ gần 2km mới đến điểm đu dây qua sông Re để về nhà. Học sinh ra về mà chúng tôi nơm nớp lo sợ, bởi có biết bao nguy hiểm đang rình rập các em mỗi khi đu dây, đi mảng qua sông. Nhưng quả thật, chúng tôi vẫn chưa biết phải làm gì để cải thiện tình trạng này”.
Còn ông Đinh Văn Nã, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Ba giải thích: “Hơn ba năm trước, UBND huyện Sơn Hà đã lập dự án xây dựng chiếc cầu treo kiên cố dài 160m, rộng 5m với tổng kinh phí 25 tỷ đồng. Nhưng chẳng hiểu vì sao, đến nay dự án này vẫn chưa được phê duyệt. Sớm có cây cầu bắc qua sông Re thì người dân trong xã mới hết khổ, kinh tế-xã hội ở địa phương mới phát triển được. Mong các cơ quan chức năng và UBND tỉnh sớm phê duyệt dự án và triển khai".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.