»

Thứ tư, 30/10/2024, 08:24:57 AM (GMT+7)

Hấp dẫn giò lụa Thành Sen- Hà Tĩnh

(08:29:58 AM 04/01/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Thị xã Hà Tĩnh ngày xưa tuy chỉ nhỏ như một thị trấn với những con đường còn lậy lội, những nếp nhà tranh nhỏ bình dị… nhưng đã nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề làm giò lụa (giò nạc lợn) phục vụ lễ Tết.

  

Ông Nguyễn Trí Vinh (71 tuổi ở Khối phố 10 phường Bắc Hà), người thuộc thế thứ 3 trong đại gia đình những người làm giò ở thị xã Hà Tĩnh nói một cách say sưa về gốc tích của nghề. Theo lời ông, thủy tổ nghề giò ở Thị xã Thành Sen là cố Đậu, cách đây khoảng 160 năm.

 

Ông Nguyễn Trí Bích ở khối phổ 10 phường Bắc Hà thuộc thế hệ thứ 3 của đại gia đình làm nghề giò truyền thống

 

Cố Đậu sinh được 4 người con là ông Bội Thân, bà Nga, ông Sáu và ông chắt Đém. Trong 4 người con của cố Đậu thì có 3 người là bà Nga, ông Sáu và ông chắt Đém đã theo nghề cổ truyền của gia đình. Truyền nghề và giữ nghề lâu đời nhất vẫn là các con, cháu của bà Nga: bà Hằng, ông Bích, ông Vinh, bà Du.

 

Gia đình ông chắt Đém có các con: bà Di, ông Tịnh (sau này ông Tịnh là Chủ tịch UBND Thị xã Hà Tĩnh).

 

Gia đình ông Sáu có bà Nuôi Anh theo nghề làm giò và bán giò. Năm nay dù đã trên 80 tuổi nhưng bà Nuôi Anh vẫn theo dõi việc làm hàng của cháu con và trực tiếp bán giò ở chợ cũng như tại quán ram, bánh mướt - giò của gia đình ở đường Nguyễn Công Trứ.

 

Gia đình ống Đém đến thế hệ thứ 4 thì không còn người nối nghiệp.

 

Cho đến hôm nay, thế hệ thứ 3 và thứ 4 của đại gia đình cố Đậu còn khoảng 20 người con cháu bà Nga và ông Sáu còn theo nghề làm giò truyền thống và làm giàu bằng chính nghề cha ông truyền lại.

 

Ngày trước, người ta phải làm giò bằng tay, tức quyết (giã) bằng cối tay hoặc cối chân, chỉ sử dựng gia vị là nước mắm ngon và muối, tuy năng suất thấp nhưng giò rất thơm, ngon, lát cắt mịn hồng như lụa.

 

Để tận dựng nguyên liệu thừa, người ta làm thêm giò mỡ và giò bì. Giò giã kỹ có thể để 2 ngày, sau đó luộc lại vẫn thơm ngon. Thậm chí có người còn mang được lên cả máy bay đi ra nước ngoài làm quà. Bây giờ, để đỡ sức người đã có máy xay, gia vị thì thêm tỏi và hạt tiêu. Ngoài giò lụa, các gia đình làm thêm cả giò bò, giò me, chả.

 

Anh Phan Văn Hùng thuộc thế hệ thứ 4 đang pha thịt để làm giò

 

Một ngày cuối năm Tân Mão, tôi đến thăm xưởng chế biến giò của gia đình ông Nguyễn Trí Bích ở tổ 10 phường Bắc Hà. Ông Bích là con thứ 2 của bà Nga, thương binh trở về từ chiến trường miền Nam. Sau khi tiếp nhận nghề truyền thống của cha mẹ để lại, học hỏi thêm kinh nghiệm của các anh chị, ông đã cùng vợ sớm hôm chăm lo nghề của mình. Sau khi vợ ông qua đời, ông cùng con gái và con rể làm nghề tiếp tục làm nghề.

 

Anh Phan Văn Hùng, 35 tuổi, chồng cô Ngọc tiếp nhận nghề truyền thống của bố vợ và suốt ngày xoay trần bên xưởng chế biến. Ba cha con anh làm tất cả các công đoạn: từ chọn thịt, pha thịt, xay, gói, luộc và đem ra chợ bán. Trung bình mỗi ngày anh làm khoảng 20-25 kg thịt, tương đương 40-50 con giò. Ngày Tết thì hơn. Ngoài giò lụa từ lợn, anh còn làm cả giò bò.

 

Từ nghề làm giò, nhờ siêng năng khuya sớm, gia đình ông Bích đã có nhà cao cửa rộng, tiện nghi đầy đủ nhưng quan trọng nhất là đã giữ được nghề do ông bà, cha mẹ để lại.

Công đoạn luộc giò

 

Gia đình bà Hằng, con gái đầu của bà Nga hiện có 8 người con gồm trai, gái, dâu, rể còn theo nghề truyền thống của bà ngoại và mẹ để lại. Đó là các gia đình anh chị Minh - Hiền ở ngõ 18 đường Hải Thượng Lãn Ông, gia đình anh chị Thanh - Việt tổ 13 phường Bắc Hà, anh chị Sơn Huyền ở Cầu Phủ, anh chị Hà - Lý ở phường Thạch Quý.

 

“Tôi là dâu cả, được truyền nghề từ mẹ chồng. Biết là làm nhiều nghề khác có thể giàu hơn nhưng tôi vẫn theo đuổi nghề. Đó cũng là một cách để tôi thể hiện hiếu đạo với mẹ chồng và bà ngoại, bà cố của nhà chồng đã qua đời” - chị Hiền tâm sự.

 

Giò đã thành hương vị không thể thiếu trong mâm cỗ ngày xuân


Làm giò hiện nay do có máy móc nên cũng không ít những chủ hàng mới mở ra, buộc các gia đình truyền thống phải cạnh tranh mới tồn tại được. Tuy vậy, những người dân Thành Sen “chính hiệu” vẫn nhận ra hương vị riêng của những con giò truyền thống.

 

Năm cũ sắp đi qua, năm mới sắp chạm ngõ. Bất chấp giá rét cuối đông, những người làm giò vẫn dậy từ 3-4 giờ sáng, lo toan, tất bật với những xâu giò để mâm cỗ ngày xuân cúng gia tiên của các gia đình Thành Sen thêm đậm đà hương vị.

Theo Minh Huệ (Hà Tĩnh Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hấp dẫn giò lụa Thành Sen- Hà Tĩnh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

Tin Môi Trường
 Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”

Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Ban Tổ chức cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” xin trân trọng giới thiệu đội ngũ chuyên gia sẽ đảm nhận vai trò đánh giá các sáng kiến về bảo vệ môi trường tại cuộc thi năm nay.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI