Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Gia Lai: Dân sống chung với... bụi
(20:56:36 PM 13/02/2012)Con đường “đau khổ”
Con đường Lê Lợi (phường An Bình) từ quốc lộ 19 vào Nhà máy Đường An Khê thuộc tỉnh lộ 669 là huyết mạch phục vụ cho việc vận chuyển, tập kết nguyên- vật liệu của Nhà máy Đường và Thủy điện An Khê- Ka Nak. Tuy nhiên, gần 2 năm nay, đoạn đường dài trên 3 km này luôn trong tình trạng “nát như tương” vì phải gồng mình gánh hàng ngàn lượt ô tô, xe máy mỗi ngày. Mặt đường nhanh chóng bị cày nát, ổ trâu, ổ gà khắp nơi, bụi mù mịt bao phủ cả không gian rộng lớn.
Bụi mù trời. Ảnh: Trần Dung |
Trước đây, tuyến đường này nhỏ và hẹp, việc đi lại rất khó khăn. Nhờ sự quan tâm của Nhà nước cùng với sự ủng hộ của người dân, tuyến đường được nâng cấp, mở rộng. Ban đầu con đường mang tên là Thanh Niên, sau đổi thành Lê Lợi. Để hoàn thành con đường này, người dân sống hai bên đường đã tự nguyện hiến đất cũng như đóng góp tiền của để nhanh chóng hoàn tất công trình. Ông Nguyễn Thành Sơn (số 98 Lê Lợi, phường An Bình) bức xúc: “Lúc trước, gia đình tôi hiến 2 m2 đất vườn để làm con đường này. Tôi xem con đường như máu thịt của mình. Giờ nhìn con đường mà mình chạnh lòng. Giá như không bị tàn phá thì đây là con đường đáng tự hào của người dân nơi đây”.
Ngày mưa, những “ao” nước nhỏ trải khắp dọc đường, trở thành cái bẫy nguy hiểm. Không ít người và phương tiện lưu thông đã phải “vồ ếch” trên con đường nhầy nhụa bùn đất. Ngày nắng, phương tiện lưu thông khá nhiều, đường mịt mù bụi, lại gồ ghề, hạn chế tầm nhìn. Người đi đường gồng mình cố vượt qua con đường khổ ải này.
Được biết, con đường này bị sụt lún và hư hại nghiêm trọng từ tháng 7-2011. Nguyên nhân chủ yếu là do sự lưu thông quá tải của các loại xe vận chuyển mía với trọng tải lớn hơn mức cho phép, vô tư hoạt động 24/24 giờ. Đang là thời điểm thu hoạch mía nên các loại xe quá khổ, quá tải, quá niên hạn sử dụng thi nhau chạy hết công suất. Hiện tại, có trên 700 chiếc xe tải chở mía với trọng tải trên 30 tấn đang xếp hàng dài, đậu ngổn ngang trên đường Lê Lợi để chờ nhập mía cho nhà máy. Sức “công phá” của con người và những chiếc xe quá tải đã khiến cho con đường đang ngày càng trở nên “đau khổ”.
Bụi bay mịt mù!
Dùng bạt che trước nhà để ngăn bụi. Ảnh: Trần Dung |
Những ngày này, tình trạng bụi bặm, ô nhiễm hai bên con đường Lê Lợi (phường An Bình, thị xã An Khê) đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế, sinh hoạt, sức khỏe của người dân nơi đây. Mùa này gió mạnh, mỗi khi có xe chạy qua là bụi tung trắng xóa. Đến những bụi chuối, cây bàng... đều bị bụi bám một lớp dày, bạc trắng. Người đi đường ngày ngày hít bụi đất, nhà dân ở ven đường bị bụi đất bám đầy. Bụi bay mù mịt làm nhiều người đi xe máy và đi bộ không thấy đường nên đã xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Để tránh bụi, hơn 200 hộ dân ven con đường đã chọn giải pháp “cửa đóng then cài”, dùng bạt, ni lông che kín trước cửa nhà. Cảnh tượng này làm cho nhịp sống của người dân như ngưng đọng. Mọi hoạt động trở nên lặng lẽ và rời rạc. Người già, trẻ em luôn bị “nhốt” trong nhà. Chị Trần Thị Thu Hạnh (tổ 9, phường An Bình) cho biết: “Gần 2 năm nay gia đình bắt đầu chung sống với… bụi. Giường chiếu, chăn màn, bàn ghế… lúc nào cũng bụi phủ mờ. Tội nhất là mấy đứa nhỏ, luôn bị hiện tượng khò khè, khó thở. Tình trạng này không biết phải chịu đựng đến bao giờ”. Chị kể, những ngày có gió to, cả nhà ăn cơm, dù đã đóng kín hết các cửa kính, cửa sổ thì trong miệng vẫn có cảm giác cồm cộm bụi...
Người dân quanh đây chủ yếu sống bằng nghề buôn bán, nhưng vì bị “cơn lốc” bụi đường “tấn công” nên tất cả các hoạt động mưu sinh buộc phải dừng lại, khó có thể tìm thấy một cửa hàng nào còn mở cửa. Các gian hàng rau quả bình dân bị phủ một lớp bụi trắng xóa. Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (số 124 Lê Lợi) lắc đầu nói: “Chưa kịp bày hàng ra thì bụi đường đã bao vây, vì vậy khách hàng cũng thưa dần. Tình trạng này kéo dài chắc phải đi làm thuê kiếm sống”.
Chẳng riêng gì gia đình chị Thủy, mà tất cả các hộ kinh doanh ở đây đều ngán ngẩm. Quán cà phê, giải khát lớn có tiếng trên địa bàn của gia đình bà Nguyễn Thị Út (tổ 9, phường An Bình) cũng trong tình trạng phá sản. “Trước đây quán chúng tôi bán rất đắt hàng nhưng bây giờ mỗi ngày chỉ bán được 2-3 ly cà phê cho khách qua đường tránh bụi. Mình còn không thể đi ra đường thì khách ai còn muốn vào. Việc sinh sống, làm ăn của chúng tôi thời gian này rất khó khăn”- bà Út (chủ quán) cho biết.
Không cam chịu sống chung với bụi, người dân ở đây đã nhiều lần họp và làm đơn kiến nghị mong sớm khắc phục và trả lại không khí trong lành cho cuộc sống của họ. Ông Dương Đức Tuyến- tổ trưởng tổ dân phố 9, phường An Bình cho biết: “Chúng tôi đã làm đơn trình lên các cấp, các ngành có liên quan nhưng câu trả lời vẫn là “chờ kinh phí…”. Trong thời gian chờ, chúng tôi sẽ lại phải chấp nhận sống chung với bụi đường”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.