Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Gà Đông Tảo trước vấn đề bảo tồn
(11:59:47 AM 29/04/2012)
Gà Đông Tảo Hưng Yên
Gà Đông Tảo hay còn gọi là gà Đông Cảo là giống gà quý hiếm của Việt Nam được các hộ dân xã Đông Tảo (Khoái Châu - Hưng Yên) nuôi và phát triển từ nhiều năm nay, hiện có khoảng hơn 2000 hộ nuôi loại gà này. Thế nhưng, hiện nay gà Đông Tảo đang dần mất đi những đặc tính vốn có từ xa xưa của nó. Nhiều người yêu gà, say mê gà đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo tồn và gìn giữ nguồn gen đặc biệt quý hiếm này trước những diễn biến khôn lường của dịch bệnh.
Anh Nguyễn Mạnh Thắng, cán bộ xã Đông Tảo cho biết: “Đợt dịch vừa qua nhiều gia đình mất trắng, sạt nghiệp vì gà. Cả xã Đông Tảo nuôi gà, nhưng người nuôi theo mô hình trang trại đáp ứng nhu cầu của thị trường thì chỉ đếm trên đầu ngón tay vào khoảng 6 đến 7 nhà. Mặc dù giá gà rất cao, gà con mới nở có giá 50 đến 70 nghìn đồng, đấy là những con gà lai, những con đẹp có giá từ 400 đến 500 nghìn đồng nhưng người dân Đông Tảo rất ít hộ sống được và giàu lên bằng nghề nuôi gà”.
Hiện nay, người nuôi gà Đông Tảo đa số vẫn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ, kỹ thuật chăm sóc gà vẫn dựa vào những kinh nghiệm truyền thống, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi. Văcxin tiêm cho gà tuy có nhưng giá từ 700.000 đến 1.000.000 đồng/lọ dùng cho 1.000 con, nhưng nhiều hộ không có điều kiện mua vì giá thành cao so với khả năng và số lượng gà chỉ có vài chục con sẽ gây lãng phí nên mong muốn có loại văcxin dành cho những hộ chăn nuôi nhỏ.
Gà Đông Tảo được cho là đạt chuẩn phải hội đủ các yếu tố như: Đầu gộc tre, mình cốc (thân giống con cốc), cánh vỏ trai (cánh giống vỏ trai úp vào thân), đuôi nơm (giống cái nơm úp cá), mào mâm xôi, chân gà to, tròn, các ngón chân thẳng, múp, vảy thịt có da đỏ chứ không phải vảy xương và không bao giờ mọc thành hàng, không có cựa, bàn chân dày, cân nặng từ 4 đến 5 kg thậm chí có con đến 7kg. Hiện nay, gà có vảy thịt được cho là hiếm nhất phải mất 30 đến 40 năm mới đúc kết được một con, cả xã chỉ còn có 5 con gà trống như vậy.
Đến Đông Tảo bây giờ để mua được con gà thuần chủng là rất khó vì số người nuôi không có nhiều, mặc dù giá rất cao nhưng giống này chậm lớn hơn gà lai, đẻ ít, ăn rất khỏe, chi phí tốn kém. Chính vì vậy, một số hộ nuôi gà theo mục đích kinh doanh đã lai giữa giống gà ri và gà Đông Tảo cho giống khỏe hơn, đẻ nhiều hơn và kháng bệnh cũng tốt hơn.
Tuy vậy, ở xã Đông Tảo vẫn có người thực sự yêu qúy gà, coi gà như vật báu, dù khách trả giá cao đến cỡ nào cũng không bán, bởi mỗi gia đình cũng chỉ có từ một đến 2 cặp gà đạt chuẩn. Đa số người dân vẫn nuôi gà theo phương thức truyền thống, họ nuôi gà vì say mê và muốn gìn giữ nguồn gen quý hiếm cho con cháu sau này. Thiết nghĩ, các ngành chức năng cần có những biện pháp hỗ trợ cụ thể hơn nữa về kiến thức, thuốc men nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh, giúp người nuôi gà làm giàu và bảo tồn được giống gà quý hiếm này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.