Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Fansipan mai này có còn bình yên?
(13:47:32 PM 07/11/2013)
Kịch bản của những dự án này bao giờ cũng là phát triển du lịch tâm linh bằng cách xây dựng một ngôi chùa thật lớn trên đỉnh núi. Nhưng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sapa có theo đạo Phật đâu? Cội nguồn văn hóa của người Việt là thờ phụng tổ tiên chứ không phải Phật giáo, tượng Phật to đùng trên đỉnh núi để làm gì?
Rồi xây dựng khu vui chơi giải trí phức hợp hiện đại nhất Việt Nam, nhất khu vực thậm chí nhất thế giới (khắp nơi trên đất nước đều có cáp treo, vậy Sapa khác biệt gì? danh hiệu hiện đại nhất châu Á để làm gì?) Để tô hồng thêm dự án "điên rồ" của mình, nhà đầu tư bao giờ cũng lấy cớ là giúp phát triển du lịch địa phương, thu hút thêm khách du lịch, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, nhưng trên thực tế những dự án này đã mang lại lợi ích cho người dân như thế nào? có tạo được bước đột phá cho nền kinh tế du lịch địa phương như những chữ nghĩa mà người ta viết trên giấy? Khu du lịch Bà Đen, Vũng Tàu, Tà Cú, Bà Nà... có nhiều khách du lịch nước ngoài như người ta mong muốn hay chỉ để phục vụ số ít khách du lịch Việt Nam?
Trở lại với Sapa, tại sao du khách đến Sapa lại không nhiều, câu trả lời là vì cơ sở hạ tầng giao thông và du lịch chưa hiện đại và thuận tiện: phải mất 9 tiếng đồng hồ trên tàu lửa đế đến Lào Cai rồi tiếp tục đi xe lên Sapa. Theo tôi, xây cáp treo từ Lào Cai lên Sapa nghe có vẻ còn hợp lí! Hệ thống nhà hàng, khách sạn, các điểm du lịch, mua sắm đã được hoàn thiện chuyên nghiệp đâu?
Mọi người đã rất buồn vì mất đi một Đà Lạt nên thơ, trong lành, vì giờ Đà Lạt đã thành một đô thị quá nhộn nhịp, đông đúc và bê tông hóa, thế nhưng với tham vọng kinh tế, người ta lại muốn biến Sapa hoang dã thành một đô thị hiện đại. Có nên như vậy không? Có nên chi ra số tiền lớn như vậy cho một dự án "phá nát vẻ đẹp của Sapa và dãy núi Hoàng Liên Sơn" không? Trong khi đời sống của người dân tộc thiểu số ở đấy vẫn còn rất khó khăn?
Sapa hấp dẫn là vì khí hậu mát lạnh, là thiên nhiên hùng vĩ, là văn hóa các dân tộc thiểu số đa dạng, là sự yên bình, là sự khác biệt. Các khu du lịch giải trí phức hợp có rất nhiều trên thế giới và khắp nơi ở Việt Nam, và nó không hợp với một Sapa hoang dã. Tại sao lại cần cáp treo để leo lên Fansipang mà không để du khách tự mình chinh phục đỉnh núi và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên thuần túy? (Không lẽ 3/4 địa hình của Việt Nam là núi thì đều phải có cáp treo sao?)
Tại sao lại cần nhiều du khách đến Sapa để nó trở nên hỗn tạp mà không là một số lượng khách vừa đủ nhưng chất lượng? Tại sao không phải là hoàn thiện Sapa bằng những việc nhỏ: thân thiện với du khách, không chặt chém, không vứt rác bừa bãi trong rừng, trong thành phố, không làm ô nhiễm các con sông, con suối, không lôi kéo du khách... Tại sao không giúp người dân địa phương phát triển những nghề thủ công truyền thống của mình để xuất khẩu tại chổ những mặt hàng đó? Tại sao không bảo vệ thiên nhiên, môi trường sạch sẽ để Sapa mãi xanh tươi?
Những việc tuy rất nhỏ nhưng tôi tin đó là cách không tốn kém để làm Sapa trở nên hấp dẫn, và khác biệt trong một thế giới hiện đại và làm du khách phải lưu luyến, mong muốn quay trở lại. Đâu phải lúc nào hiện đại cũng là tốt với mọi địa điểm mà chính sự KHÁC BIỆT mới tạo nên THÀNH CÔNG. Làm ơn hãy để yên Sapa – hãy để Fansipan mãi xanh tươi!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.