»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:08:20 PM (GMT+7)

Đua nhau nuôi tôm thẻ chân trắng: Lợi trước mắt, hại lâu dài

(09:33:55 AM 01/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Tuy mới bước vào đầu vụ nuôi tôm, nhưng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) ở tỉnh Bạc Liêu tăng nhanh từng ngày. Đến thời điểm này, toàn tỉnh thả nuôi hơn 100 ha, dự báo diện tích thả nuôi vụ này gần 1.000 ha, tăng hàng trăm ha so với năm 2011. Diện tích nuôi TCT “vượt rào” vụ này tăng mạnh, bởi trước đó nhiều hộ thua lỗ vụ tôm sú, ồ ạt chuyển sang nuôi TCT, trong khi đó điều kiện không cho phép, thiếu khoa học kỹ thuật, nguồn con giống kém chất lượng…

Bạc Liêu đưa vào nuôi thử nghiệm TCT từ năm 2008, qua đánh giá bước đầu loại tôm nuôi này đạt năng suất và sản lượng, lợi nhuận không bằng tôm sú, nhưng chi phí đầu tư nặng và rủi ro hơn con tôm sú. Mặc dù, đã đưa vào sản xuất thử nghiệm nhiều năm qua, nhưng số người áp dụng nuôi còn hạn chế. Bởi, đến thời điểm này, Bạc Liêu chưa quy hoạch hoàn chỉnh khu nuôi tôm TCT riêng biệt, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng; phần lớn diện tích nuôi hiện nay ngoài vùng quy hoạch, nuôi “vượt rào”, nuôi đan xem với diện tích tôm sú, sử dụng cùng hệ thống nước… đây là điều nghiêm cấm. 

 

Nuôi tôm thẻ chân trắng tràn lan sẽ gây ra những tác động xấu (Ảnh minh họa)

Bạc Liêu có diện tích nuôi tôm khoảng 120.000 ha, được quy hoạch nuôi theo 3 mô hình chính gồm: Nuôi tôm quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp lúa- tôm và mô hình nuôi tôm công nghiêp và bán công nghiệp (CN&BCN). Trong đó, mô hình CN&BCN khoảng 10.000 ha, lúa- tôm gần 30.000 ha, còn lại nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến. Qua thực tiển đánh giá, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và mô hình lúa- tôm kết hợp cho hiệu quả kinh tế bền vững, ít tác động đến môi trường sinh thái… Ngược lại, đối với nuôi tôm CN&BCN, tôm TCT thì không những gây tác động xấu đến môi trường mà còn làm tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh ra diện rộng. 

Vua tôm “bất bại” - Võ Hồng Ngoãn, (TP. Bạc Liêu- Bạc Liêu), cho biết: Trong quá trình nuôi, TCT mắc một số bệnh truyền nhiễm như bệnh đốm trắng, bệnh Taura, bệnh còi, bệnh đầu vàng… Đây là những bệnh nguy hiểm do virus gây ra nên khả năng điều trị rất khó. Ở Việt Nam , bệnh bùng phát lần đầu vào các năm 1994-1995 tại các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung. 

Theo các nhà khoa học bệnh này do 1 loại virus có tên Baculovirus. Virus này có acid nucleic là DNA, kí sinh trong nhân. Virus có độc lực cực mạnh, tấn công nhiều mô tế bào khác nhau. Bệnh có thể lây truyền theo chiều dọc tức là virus đốm trắng (WSSV) từ bố mẹ truyền sang tôm con. Hoặc bệnh lây truyền theo chiều ngang tức là WSSV lây lan trực tiếp từ nước qua các vết thương tổn hay niêm mạc ống tiêu hóa. Con bị nhiễm lây sang con chưa bị nhiễm khi nuôi chúng trong cùng ao. Đây là bệnh do virus hiện nay chưa có phương pháp chữa trị. Do đó, khi áp dụng nuôi tôm TCT đại trà ra diện rộng, chủ yếu nuôi “ vượt rào” thì “lợi bất cập hại”, chỉ một số người nuôi có lợi trước mắt, còn ngược lại cả vùng nuôi tôm sú đứng trước nguy cơ thua thiệt lớn.

TTX
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đua nhau nuôi tôm thẻ chân trắng: Lợi trước mắt, hại lâu dài

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI