Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Dự án chống sạt lở bờ kênh Thanh Đa: “Bất nhất” trong đền bù, giải tỏa
(12:30:22 PM 06/02/2012)
Theo phản ánh của nhiều hộ dân, hiện nay phương án đền bù có nhiều vấn đề không rõ ràng. Chị Lưu Mai Trâm ở số 7/9B cho biết: “Nhà tôi mua lại từ người khác bằng giấy tờ sang tay trước năm 2001, nhưng nguồn gốc nhà đất được chủ cũ khai phá, xây dựng từ trước năm 1993, cùng lô đất với các nhà bên cạnh do một chủ sang nhượng lại đã có văn bản xử phạt hành chính của địa phương về vi phạm xây dựng. Thế nhưng, khi áp dụng tính đền bù hỗ trợ di dời thực hiện dự án, gia đình tôi chỉ được đền bù 30% đất ở, trong khi nhà bên cạnh được đền bù 100%. Như vậy, thử hỏi liệu có công bằng?”.
Còn bác Đoàn Thị Nhành, nhà số 29 bức xúc: “Nhà đất chúng tôi ở đã có tờ khai năm 1999, hàng năm có đóng thuế nhà đất cho Nhà nước đầy đủ nhưng khi đền bù địa phương nói chúng tôi không có tờ khai 299/TTg nên không đền bù cho tôi 100% đất ở, trong khi tờ khai 299/TTg chẳng thấy địa phương thông báo gì cho chúng tôi biết để kê khai. Việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án công trình công cộng chúng tôi hoàn toàn đồng ý và chấp hành. Tuy nhiên, khi thực hiện đền bù, địa phương lại áp dụng không công bằng nên làm sao chúng tôi chấp nhận được?”.
Từ những vấn đề nêu trên, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Quang, Phó Trưởng ban Bồi thường GPMB quận Bình Thạnh, cho biết: Dự án chống sạt lở kênh Thanh Đa đoạn 1.4 thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng cho các hộ dân trong ranh giải tỏa theo phương án bồi thường số 118/PABT-UBND ngày 1-4-2011 đã được Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh phê duyệt tại Quyết định số 5516/QĐ-UBND ngày 19-4-2011.
Cụ thể, việc xác định các loại đất, thời điểm sử dụng đất, thời điểm thay đổi mục đích sử dụng đất, thời điểm tạo lập nhà, công trình để làm căn cứ tính bồi thường, hỗ trợ về đất, UBND quận Bình Thạnh dựa vào các tài liệu như: Tài liệu 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 1982 - 1984; bản đồ địa chính quy đo vẽ năm 2002; các tài liệu lưu trữ, xác minh của phòng TN-MT quận, UBND phường 27 và các giấy tờ do hộ dân cung cấp. Do đó, những trường hợp được bồi thường 100% đơn giá đất ở là những trường hợp có nguồn gốc đất do cá nhân đăng ký sử dụng đất theo tài liệu 299/TTg (đất thổ, đất rau, ao…), chuyển mục đích sử dụng đất làm nhà ở từ trước ngày 15-10-1993 hoặc từ sau 15-10-1993 đến trước ngày 22-4-2002 và sử dụng liên tục đến nay, áp dụng theo điều 8 và 15 của phương án bồi thường.
Các trường hợp được hỗ trợ 20% - 30% đơn giá đất ở là những trường hợp có nguồn gốc lấn chiếm đất hoặc do lấn chiếm kênh, sông, rạch theo tài liệu 299/TTg và bản đồ ĐCCQ phường 27 làm nhà ở từ trước 15-10-1993 (được hỗ trợ 30% đơn giá đất ở) hoặc từ ngày 15-10-1993 đến trước ngày 22-4-2002 (được hỗ trợ 20% đơn giá đất ở) áp dụng theo Điều 16 (đối với trường hợp lấn chiếm đất do phường đăng ký) và Điều 25 (đối với trường hợp lấn chiếm sông, kênh, rạch) của phương án bồi thường.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Trận, Công ty luật TNHH Phú Thọ thuộc Đoàn Luật sư TPHCM, cho rằng: Theo quy định của Luật Đất đai về chế độ bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi thực hiện các dự án công trình công cộng thì nhà đất của người dân được sử dụng ổn định trước ngày 15-10-1993, không tranh chấp và có nghĩa vụ đóng thuế hàng năm cho Nhà nước, khi thu hồi sẽ được bồi thường 100% đơn giá đất theo quy định.
Do đó, việc chính quyền địa phương cho rằng đất người dân không có tờ khai 299/TTg nên không được hưởng bồi thường 100% là không đúng. Vì tờ khai 299/TTg chỉ là một trong những cơ sở để xác định thời điểm nhà đất của người dân có từ khi nào. Trong khi đó, các trường hợp nhà dân ở dự án sạt lở kênh Thanh Đa đoạn 1.4 có nguồn gốc đất tạo lập trước 15-10-1993, có tờ kê khai nhà đất năm 1999, sử dụng ổn định trong thời gian dài, nhất là có giấy xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng… là đủ điều kiện để được hưởng chế độ bồi thường theo quy định.
Từ những vấn đề nêu trên, thiết nghĩ để công tác GPMB được triển khai nhanh chóng, chính quyền địa phương cần họp dân, công bố những thông tin giấy tờ liên quan đến công tác đền bù cũng như giấy tờ của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án để người dân giám sát đối chiếu, tránh xảy ra tình trạng khiếu nại kéo dài làm chậm tiến độ thực hiện dự án. |
Ý kiến bạn đọc về: Dự án chống sạt lở bờ kênh Thanh Đa: “Bất nhất” trong đền bù, giải tỏa
-
Pham Thi Le Ha (08:24:00 AM 21/12/2013)can lien he voi luat su Nguyen Van tran xi dc tu van
Xin hoi luat su Nguyen van tran so dt de toi co the lien he tu van ve nha dat . nha toi thuoc dien bi giai toa du an 1.4 kenh thanh da. Nha co day du giay to: to ke khai nam 1999... nhung chi den bu co 30%. Khi yeu cau thao do tra mat bang de thuc hien du an, toi da thuc hien. nha mat tien duong, co 2 tang gia duc nhung chi duoc den bu co 257trieu,2 tang gia duc ko dc den bu dong nao ve cau truc, trong khi do toi co giay xu phat hanh chinh vao ngay 27/12/2001 va giay chung nhan cua phuong 27 xac nhan tinh trang nha 1 tret + 2 tang gia duc vao thang 02/2002. Toi rat buc xuc ve cach giai quyet cua Ban boi thuong nha dat BT, da nhieu lan gui don va gap truc tiep nguoi lamho so nhung chi tra loi chung chung.Rat mong dc lien he voi luat su de nam ro ve viec den bu. That su toi rat buc xuc nhung ko biet hoi noi nao> Doi song giao vien con nhieu kho khan, can som on dinh cuoc song de yen tam cong tac. rat mong su giup do cua luat su. Xin chao. DT 0906896930
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.