Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Đồng Nai: Dân khổ vì chất thải của heo !
(11:38:49 AM 24/05/2012)* Ngủ cũng phải đeo khẩu trang!
Hầu hết các hộ chăn nuôi ở khu vực phường Trảng Dài đều xả nước thải trực tiếp xuống các mương nhỏ, và từ đó chảy ra suối Săn Máu. Không chỉ trong khu vực nuôi heo mới chịu cảnh “xóm thối”, mà từ đường dẫn của phân heo ra suối, đã lan tỏa sang một số khu dân cư khác trên địa bàn.
Nước thải được các hộ nuôi heo xả trực tiếp ra môi trường. |
Chị Đoàn Mỹ Hoa, nhà ở tổ 28, KP4, phường Trảng Dài cho biết, gia đình chị về đây sinh sống được hơn 1 năm, hàng ngày phải ngửi mùi khó chịu đều đều. Kể cả vào ban đêm, mùi hôi thối phát tán nồng nặc, không thể tả được nên nhiều lúc chị phải đeo khẩu trang mới ngủ được. Theo chị Hoa, con chị còn nhỏ nên gia đình rất sợ cháu bị nhiễm bệnh từ môi trường ô nhiễm này.
“Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với chủ khu chăn nuôi tập trung có một trong các hành vi sau đây: Không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, khí bụi, mùi hôi thối, mùi khó chịu đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải...”. (trích khoản 1, điều 22, Nghị định 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường). |
Không chỉ gia đình chị Hoa mà nhiều hộ dân khác đều tỏ ra rất bức xúc vì thường xuyên bị dị ứng mũi bởi phân heo. Ông Trần Văn Thuấn, ở tổ 2, KP4 chỉ cho chúng tôi xem những đoạn nước xả từ các hộ nuôi heo ra khu dân cư, đoạn ngay sau nhà ông. “Mỗi ngày, họ đều xả nước thải của heo xuống đường thoát này. Nhất là vào buổi chiều, sau khi heo ăn no được gia chủ tắm thì toàn bộ nước xú uế ấy thoát ra ngoài, khiến mùi hôi thối càng bốc lên nặng hơn. Chắc mũi của những người nuôi heo “có vấn đề” nên họ rất vô tư xả thải mà không hề biết cộng đồng dân cư khốn khổ vì phải chịu đựng cảnh thối từ nhà ra ngõ như vậy” - ông Thuấn nói.
Tương tự, ông Tuyến - một người dân sống ở tổ 26 than thở: “Nhiều năm qua, dân cư phải sống chung với mùi thối nhưng kêu mãi cũng bằng không. Mỗi lần nghe chính quyền địa phương hứa sẽ xử lý dứt điểm, buộc các hộ chăn nuôi heo ngưng hoạt động, ai cũng mừng, song chờ mãi vẫn thấy “làng nuôi heo” tồn tại. Chẳng biết đến bao giờ chúng tôi mới được sống trong môi trường trong lành, không còn mùi phân heo nữa”.
* Bao giờ xử lý dứt điểm?
Đề cập về biện pháp xử lý việc gây ô nhiễm trên địa bàn phường Trảng Dài do chăn nuôi heo, ông Đặng Văn Minh, Phó trưởng phòng Tài nguyên và môi trường (TN-MT) TP.Biên Hòa cho biết, thời gian qua cơ quan chức năng đã tham mưu cho UBND thành phố ra quyết định xử phạt và yêu cầu ngưng hoạt động 16 hộ chăn nuôi heo tại các KP3, 4, 5 nhưng không đáp ứng các tiêu chí về bảo vệ môi trường. Riêng UBND phường, cũng đã nhiều lần đi kiểm tra và xử phạt theo thẩm quyền nhiều hộ gia đình xả chất thải heo. Thế nhưng, nhiều hộ khác vẫn tổ chức nuôi heo và cố tình vi phạm các quy định. Theo ông Minh, nếu muốn khắc phục hoàn toàn thì cần phải có biện pháp mạnh, quyết liệt hơn mới mong trả lại môi trường trong sạch cho địa bàn dân cư.
Theo thống kê của UBND phường Trảng Dài, hiện trên địa bàn còn 163 hộ chăn nuôi heo với trên 9 ngàn con heo, trung bình mỗi hộ chăn nuôi từ 100 con trở lên. Địa bàn tập trung nuôi heo thuộc các tổ: 16, 23A, 23B của KP4; riêng tổ 23A và 23B có khoảng 5 ngàn con. |
Được biết, mới đây UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND, quy định về tiêu chí xác định cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ thuộc diện phải di dời ra khỏi khu vực đô thị trên địa bàn Đồng Nai. Theo đó, những trường hợp kinh doanh, sản xuất không phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt; những lĩnh vực thuộc danh mục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng không hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm theo đúng thời hạn do cơ quan thẩm quyền quy định buộc phải có kế hoạch di dời hoặc ngưng sản xuất... Đây chính là cơ sở để buộc các hộ chăn nuôi heo ở phường Trảng Dài chấp hành chủ trương của tỉnh trong thời gian tới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.