»

Thứ năm, 21/11/2024, 18:37:45 PM (GMT+7)

Đảo Ngọc Phú Quốc hướng tới du lịch xanh

(18:38:21 PM 17/11/2016)
(Tin Môi Trường) - Trong tầm nhìn chiến lược phát triển du lịch của Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đặt ra vấn đề cốt lõi là hướng đến “du lịch xanh” nhằm phát triển bền vững ngành “công nghiệp không khói” ở đảo Ngọc.

Đảo[-]Ngọc[-]Phú[-]Quốc[-]hướng[-]tới[-]du[-]lịch[-]xanh

Phú Quốc đang hướng tới một nền du lịch xanh -Ảnh minh hoạ: IE 

 
Vài nét về Đảo Ngọc Phú Quốc
 
Phú Quốc là đảo lớn nhất nước ta với tổng diện tích tự nhiên gần 60.000ha tương đương với đảo quốc Singapore. Phú Quốc có 27 hòn đảo lớn, nhỏ hội tụ được nhiều yếu tố tự nhiên quan trọng như: chan hòa ánh nắng, biển xanh, bãi cát trắng và cát vàng, núi đồi trùng điệp phủ xanh cây rừng. Ngoài ra, Phú Quốc còn nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, có lợi thế quan trọng trong mối liên kết giao thông hàng hải, hàng không với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; vừa có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn với vị thế địa - kinh tế du lịch quan trọng trong cộng đồng ASEAN, vừa có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng thủ đất nước.
 
Phú Quốc có điều kiện thuận lợi về khí thượng thủy văn, có bờ biển dài với nhiều bãi biển, cho phép tổ chức hoạt động du lịch quanh năm. Nơi đây có ngư trường khá giàu tiềm năng, với trên 1.000 loài hải sản, trong đó có khoảng 20 loài có giá trị kinh tế cao; có nhiều rạn san hô ven bờ, quần thể sinh vật biển đa dạng, phong phú, giá trị cao, sản lượng lớn; có đá huyền để làm đồ trang sức, mỹ nghệ; có rừng nguyên sinh đẹp, có nhiều di tích lịch sử hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Với hệ thống 14 bãi biển đẹp trên đảo như: Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Trường, Bãi Vòng, Bãi Khem, Bãi Thơm… và nhiều bãi biển khác ở các đảo thuộc quần đảo An Thới là tiềm năng, lợi thế tài nguyên thiên nhiên vô giá của Phú Quốc. Cùng với đó là một môi trường tự nhiên nguyên sơ, đa dạng các hệ sinh thái, nhất là đa dạng sinh học biển, với thảm cỏ biển, rạn san hô, các loài sinh vật biển quý hiếm như trai ngọc, đồi mồi, rùa biển, cá heo, bò biển…
 
Song song với tiềm lực về nguồn thiên nhiên thì Vườn Quốc gia Phú Quốc, Khu bảo tồn biển Phú Quốc cũng chiếm hơn 2/3 diện tích tự nhiên và là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang, với các sinh cảnh rừng thường xanh, rừng tràm, rừng ngập mặn, rừng núi đá, san hô, cỏ biển…Điều thú vị là Phú Quốc nằm trên đảo nhưng lại hội tụ được hẳn 3 con sông chính chảy qua gồm: Cửa Cạn, Dương Đông và Đầm Dài. Đây là một điều hết sức ấn tượng đối với du khách tham quan khi đến đảo. 
 
Cùng với việc “mở cổng trời” - sân bay quốc tế; “cửa bể” - cảng biển quốc tế tổng hợp An Thới, các cảng nội địa Dương Đông, Bãi Thơm cũng được hoàn thành; các đường trục Bắc - Nam, vòng quanh đảo và tuyến xương cá đang hoàn thiện. Theo chân đường cáp ngầm xuyên biển đầu tiên ở nước ta, dài nhất Đông Nam Á, đường cáp quang viễn thông cũng được đặt tại đảo Ngọc. Song hành cùng nhiều công trình hạ tầng lớn trên đảo là nhiều dự án đầu tư tầm cỡ quốc gia và quốc tế, nhất là các dự án du lịch lớn. Ngoài ra, những giá trị văn hóa biển truyền thống như lễ hội nghề cá và các di tích lịch sử - văn hóa, các hoạt động văn hóa làng chài, bảo tàng cội nguồn Phú Quốc đặc trưng trên đảo đang tạo ra sức hút mới nền kinh tế du lịch của đảo Phú Quốc.
 
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với chính sách kinh tế mở, du khách đến Phú Quốc mỗi năm lên đến hàng triệu lượt người, các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch ngày càng nhiều hơn đã đặt ra nhiều vấn đề gay gắt về môi trường ở đây.
 
Đảo[-]Ngọc[-]Phú[-]Quốc[-]hướng[-]tới[-]du[-]lịch[-]xanh
Đảo Ngọc đang Phú Quốc hướng tới du lịch xanh - Ảnh: IE  
 
Hiện trạng môi trường tại Phú Quốc 
 
Toàn huyện đảo Phú Quốc có hơn 100.000 người dân sinh sống; trên 1.600 công ty, doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có hơn 60 cơ sở sản xuất nước mắm và nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, ăn uống. Phần lớn trong số đó chưa có hệ thống xử lý nước thải đáp ứng tiêu chuẩn, nước thải chưa qua xử lý và chảy thẳng ra môi trường tự nhiên. 
 
Theo thống kê, nếu như năm 2010 Đảo Ngọc Phú Quốc chỉ có 1.700 phòng phục vụ khách du lịch thì đến nay đã tăng lên gần 6.000 phòng; lượng khách du lịch lưu trú năm 2015 đạt trên một triệu lượt; trong đó có khoảng 35% khách quốc tế, với tổng doanh thu toàn ngành dịch vụ, du lịch Phú Quốc đạt 1.900 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với năm 2010, dự báo năm 2016 lượng khách lưu trú có khả năng đạt 1,4 triệu lượt.
 
Mỗi ngày trên huyện đảo Phú Quốc có khoảng 180 tấn rác được thải ra, trong khi đó năng lực thu gom chỉ đạt trên 50%. Số rác thải chưa được thu gom và nước thải chưa qua xử lý thì trôi dạt trong tự nhiên, theo các cống, kênh rạch, sông ngòi trôi thẳng ra biển gây ô nhiễm môi trường sinh thái biển vốn rất trong xanh của Phú Quốc. 
 
Do trên địa bàn huyện chưa được đầu tư nhà máy xử lý rác thải nên đa phần rác thải thu gom được xử lý bằng cách đốt hoặc đưa về tập trung tạm ở hai bãi rác thuộc Thị trấn An Thới và xã Cửa Cạn. Cùng với đó, các hoạt động du lịch, sinh kế của cư dân thiếu thân thiện với môi trường như tình trạng bỏ rác ra đường, xuống sông, suối, biển nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ vô hình tạo hình ảnh Phú Quốc chưa được đẹp như mong muốn. Cùng với đó, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quá mức sẽ làm cho môi trường rừng và biển bị suy thoái.
 
Sự phát triển nóng của du lịch đặt ra những thách thức rất lớn trong công tác quản lý, đầu tư phát triển. Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường, sinh thái, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ bầu không khí ở Phú Quốc phải được ưu tiên hàng đầu và được xem là một yếu tố không tách rời của các hoạt động phát triển trên đảo và dưới biển, tạo tiền đề cho Phú Quốc phát triển du lịch xanh.
 

Đảo[-]Ngọc[-]Phú[-]Quốc[-]hướng[-]tới[-]du[-]lịch[-]xanh

Làng chài Hàm Ninh ở phía đông đảo Phú Quốc 

Giải pháp đặt ra
 
Sở Du lịch Kiên Giang bước đầu xây dựng Bộ tiêu chí du lịch xanh Phú Quốc với 5 tiêu chí gồm: Tạo du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; hỗ trợ năng lực cạnh tranh với phát triển bền vững; nâng cao nhận thức, thực hành về du lịch xanh; đầu tư nguồn nhân lực; bảo tồn, nâng cao các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa.
 
Cùng với đó, nhiều nhà khoa học, chuyên gia về môi trường và lĩnh vực du lịch, khuyến cáo tỉnh Kiên Giang cần rà soát lại chiến lược và kế hoạch phát triển du lịch Phú Quốc dựa trên các yếu tố xanh, tiêu chí xanh phù hợp gắn với tính đến các kịch bản rủi ro, tác động bất lợi về môi trường tự nhiên và sinh kế dân sinh.
 
Cần có giải pháp đồng bộ quản lý hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên trên đảo, dưới biển để bảo toàn chức năng sinh thái và vốn tài nguyên tự nhiên; đa dạng hóa các loại hình du lịch biển đảo trên cơ sở khai thác các giá trị chức năng của hệ sinh thái trên đảo, biển và ven biển chất lượng, bền vững. Cụ thể là xây dựng các làng văn hóa nghề cá, làng chài gắn với các hoạt động dịch vụ có kiểm soát như: câu cá, câu mực và đánh cá giải trí; du lịch lặn, ngắm xem, thưởng ngoạn hệ sinh thái dưới biển. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho du khách, trong cộng đồng ven biển về du lịch xanh, tạo cơ hội cho cư dân tham gia các hoạt động du lịch biển, cải thiện sinh kế, nhằm giảm thiểu các hành vi gây tổn hại và ứng xử có văn hóa, thân thiện đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
 
Hiện tại, du lịch xanh bước đầu triển khai thực hiện trên đảo Phú Quốc, áp dụng trong hệ thống khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, dịch vụ du lịch. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã có các giải pháp bảo vệ môi trường về xử lý nước thải tránh ô nhiễm, thu gom rác thải, giảm tiếng ồn, hạn chế sử dụng túi ni lông, trồng cây xanh, hướng dẫn du khách tham gia những hoạt động bảo vệ môi trường…
 
Năm 2016, Chương trình “Du lịch xanh Phú Quốc - Kiên Giang” đã triển khai nhiều hoạt động liên tục như: Hội thảo khoa học phát triển du lịch xanh, bền vững; tập huấn kỹ năng làm du lịch xanh cho các tổ chức, cá nhân; truyền thông kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, ứng xử có văn hóa với môi trường thiên nhiên; bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục môi trường; mời gọi các nhà đầu tư có kinh nghiệm làm du lịch xanh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Phú Quốc; tổ chức tour du lịch, tham quan thắng cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa; trồng cây gây rừng nhằm tìm giải pháp, nâng cao tầm nhận thức, hành động của cộng đồng trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh – sạch –đẹp cho Phú Quốc.
 
Mục tiêu của chiến dịch sẽ đưa Phú Quốc trở thành một trong những điểm đến, một trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao. Và mở rộng chiến dịch du lịch xanh không chỉ ở Phú Quốc, Kiên Giang mà còn nhiều tỉnh thành, nhiều địa phương khác trên cả nước. Trong thời gian qua Phú Quốc nói riêng và cả nước nói chung có nhiều chuyển biến trong việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội.
 
Thời gian qua, du lịch Phú Quốc phát triển khá nhanh với lượng du khách và doanh thu tăng hàng năm, đóng góp đáng kể cho kinh tế biển của Kiên Giang. Đảo ngọc Phú Quốc đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế và trên đà phát triển theo hướng “sạch môi trường, đẹp văn hoá, hiện đại, dân tộc và độc đáo”. Vì thế, chúng ta cần phải khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch Phú Quốc hiệu quả, bền vững, nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng, của các nhà đầu tư trong giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái rừng, biển, để Phú Quốc mãi là hòn đảo đẹp, phát triển du lịch bền vững.
HỒNG NHUNG/Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đảo Ngọc Phú Quốc hướng tới du lịch xanh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI