Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Đắk Lắk: Bày bán chim trời làm “mồi nhậu” công khai giữa phố
(12:01:19 PM 28/11/2012)Ảnh minh họa
Vừa dừng xe tại một điểm bán chim trời gần Ngã Sáu trên đường Lê Duẩn, phóng viên đã được 2 – 3 phụ nữ tay xách những xâu chim trời từ hàng chục đến hàng trăm con “nhao” đến chào mời: “Mua chim mỏ nhát đi, 25.000 đồng một con, mua chục con thì lấy 220.000 đồng. Chim mỏ nhát mùa này béo lắm, làm mồi nhậu, nấu cháo đều cực ngon”. Thấy tôi lắc đầu, một phụ nữ khác tay cầm 2 con vạc lớn, còn sống, mắt và miệng đã bị khâu lại bằng lông cánh của chính nó, chào mua: “Chú mua cặp vạc này đi, béo lắm, lấy rẻ 300.000 đồng”. Dưới chân chị ta có một chiếc giỏ nhựa mắt lưới loại lớn miệng giỏ bị buộc túm lại, trong đó nhốt gần chục con gà nước, chim cuốc. Thấy tôi nhìn chăm chú vào chiếc giỏ, chị ta đon đả: “Mấy con gà nước, chim cuốc này có người trả tiền rồi, họ vừa đi mua gia vị, sẽ quay lại lấy. Chú muốn mua tôi kêu giùm, mấy đứa kia còn hơn chục con chưa bán”. Thêm mấy người đi đường dừng xe, những người phụ nữ này lại xách chim đến chào mời. Vài người sau khi ngã giá, vẻ mặt hoan hỉ treo tòng teng xâu chim trời trước xe máy rồi phóng đi, những con chim đập cánh chấp chới, miệng phát ra những kêu thảm thiết một cách tuyệt vọng.
Chỉ trên đoạn đường từ Ngã Sáu trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, chạy dọc theo đường Lê Duẩn đến phường Ea Tam, phóng viên đã bắt gặp ít nhất 4 “chợ” chim trời công khai ngay trên hè phố như vậy. Qua tìm hiểu, hầu hết số chim trời này đều được người dân đánh bắt ở các vùng lân cận như: Krông Bông, Krông Ana, Lắk…đều là những địa phương có đầm phá, lưu vực sông, gần rừng nguyên sinh. Những người bắt chim thường sử dụng lưới, hoặc cài bẫy bằng nhựa dính, sau đó mở loa phát tiếng chim để dụ chim trời sa xuống bẫy giăng sẵn. Một thợ chim cho biết: có ngày may mắn họ bắt được dăm đàn chim trời với số lượng lên đến vài trăm con. Số chim trời này sẽ được bán lại cho mấy người buôn chim, hoặc giao cho người nhà đem lên thành phố Buôn Ma Thuột bán. Lâu dần, tại thành phố Buôn Ma Thuột hình thành nên các “chợ” chim di động như trên. Những người bán chim trời tỏ ra hết sức thoải mái với công việc của mình, bởi họ chưa bao giờ bị cơ quan chức năng nào “làm khó”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.