Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Công nhân vệ sinh môi trường chật vật dọn rác những ngày đầu năm
(23:05:27 PM 22/02/2016)Những công nhân chật vật don rác những ngày đầu năm
Ngày bình thường, để thu gom vận chuyển lượng rác thải hàng ngày thải ra đã là một công việc rất vất vả, áp lực nhưng những ngày sau Tết khối lượng rác thải ra càng khiến người ta không khỏi giật mình. Sau Tết Nguyên đán, lượng rác thải tăng đột biến, từ rác thải sinh hoạt sau những buổi liên hoan, cỗ bàn đến rác thải đường phố sau những chuyến du xuân, thậm chí cả những “cành đào, gốc quất” nằm chỏng chơ trên mọi ngõ ngách, đường phố của Thủ đô cũng là những gánh nặng tăng thêm phần vất vả cho những công nhân vệ sinh môi trường.
Mặc dù đã có thâm niên trong nghề, năm bắt được những quy luật của công việc và chuẩn bị sẵn tâm lý cho những đợt cao điểm như dịp trước và sau tết như thế này, nhưng chị Đào Thị Lan (công nhân- Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội – URENCO) vẫn không khỏi cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi, chia sẻ về công việc hàng ngày chị, lí giải: “Trước và sau tết là thời gian cao điểm của những công nhân vệ sinh môi trường chúng tôi, trước Tết thì người ta thi nhau dọn dẹp nhà cửa đón năm mới, vứt bớt đồ đạc không dùng, còn trong và sau Tết thì nhà nào cũng liên hoan, ăn uống nên số lượng rác thải cứ vì thế mà tăng đột biến, người đi chơi, du xuân vãng cảnh đông hơn cứ thản nhiên xả rác nên chúng tôi cứ quét mệt nghỉ”.
Chị Hoàng Thúy An (Công ty cổ phần vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội) cũng chia sẻ về công việc của mình: “Đi làm cả năm sợ nhất là mấy ngày sau tết” bởi không chỉ rác thải sinh hoạt nhiều vô kể mà những cành đào, cây quấy mới là điều làm chị thấy sợ hãi. Xác Đào, Quất la liệt mọi nơi, khắp hang cùng ngõ hiểm chỗ nào cũng có. Vừa cồng kềnh lại vừa nặng, nhiều cây còn nguyên cả bộ “gốc đất”. Để vận chuyển được đi, họ phải chặt nhỏ ra, rất tốn thời gian và công sức.
Chẳng thế mà những ngày sau Tết, những công nhân vệ sinh môi trường luôn trong tình trạng làm việc hết công suất, thêm giờ, tăng ca liên tục, khi nào hết rác mới được nghỉ, chả thế mà một ca làm việc họ chỉ dám tranh thủ vài phút ngắn ngủi để ăn trưa rồi lại tất bật với công việc, nếu làm ca đêm thì nhiều hôm các anh/chị làm đến 1- 2h sáng mới được nghỉ là việc bình thường. Nếu như ngày bình thường sử dụng 100 xe để thu gom rác thải về điểm tập kết thì thời điểm này phải tăng lên 150 xe mới đủ vận chuyển.
Có thể nói, đây là một công việc đặc thù, mà không phải ai cũng có thể làm được. Ngoài độ bền dẻo dai của sức khỏe để mưa nắng dãi dầu ngoài đường, còn phải có sự kiên trì, sức chịu đựng do đặc thù của công việc khá trái ngược. Khi họ phải làm quanh năm suốt tháng, bất kể đó kể đó là ngày ngỉ hay lễ, tết.
Nói về công việc mình đã gắn bó hơn 10 năm, chị Nguyễn Thị Lý (Công ty cổ phần vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội) chia sẻ: “Công việc này ngoài nặng nhọc, chịu đựng bẩn thỉu, hôi hám cũng gặp rất nhiều rủi ro và nguy hiểm. Trong khi thu gom, vận chuyển,rất nhiều người bị đứt tay, đứt chân do các mảnh chai, lọ thủy tinh nằm lẫn trong rác. Khi đi thu gom, đẩy những xe rác nặng trong ngõ nhỏ va vấp là chuyện không thể tránh khỏi. Làm ca đêm, hay phải về muộn cũng gặp các đối tượng xã hội nguy hiểm, cướp giật, trấn lột cũng không phải là chuyện hiếm…Nói chung những rủi ro, vất vả như thế nếu kể ra thì có lẽ là vô cùng nhiều”.
Mệt mỏi, vất vả là thế nhưng dường như chẳng mấy ai kêu than, ái ngại, bởi họ luôn ý thức được việc mình đang làm và luôn công tâm, hết lòng, hết sức vì nó, không đơn thuần chỉ như một nghĩa vụ bắt buộc vì nhận đồng lương nên phải làm mà còn như trách nhiệm tất yếu họ luôn tâm huyết với nghề nghiệp của mình.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.