»

Thứ sáu, 22/11/2024, 17:35:09 PM (GMT+7)

"Cầu tạm” dọa người ở Hà Tĩnh

(08:44:53 AM 18/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Đã có người chết khi qua cầu. Hằng ngày có gần 100 học sinh phải đến trường trên chiếc cầu này. Có khi 4 - 5 học sinh sang được nửa cầu gặp cơn gió to, cầu chao đảo, các cháu ôm nhau túm lại khóc toáng lên.

 Nhiều năm nay, người dân đôi bờ sông Ngàn Sâu vẫn sống nhờ, sống dựa vào cây cầu phao Phương Mỹ dù biết rằng bao nhiêu nguy hiểm luôn trực chờ họ khi qua cầu.

 

“Có người xấu số đã bị hà bá “nuốt chửng”, có người may mắn thoát chết cũng không quên được giây phút kinh hoàng trong đời mình khi bị rơi từ trên cầu phao xuống sông. Cây cầu nát lắm, xuống cấp lắm rồi. Nhưng người dân chúng tôi đâu còn con đường nào khác để qua sông nữa đâu, vẫn phải ngày ngày nơm nớp, ngày ngày lo sợ vì miếng cơm, vì sự học hành của bọn trẻ”- đó là lời tâm sự của bác Hồ Thị Hà, người dân xóm 4, xã Phương Mỹ, Hương Khê (Hà Tĩnh).

 

Cầu rộng chưa đến 2 mét nhưng xe cộ vẫn tránh nhau trên cầu rất nguy hiểm.

 

Cây cầu phao Phương Mỹ thuộc xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, là chiếc cầu duy nhất nối liền 8 xóm bên này sông với trung tâm xã bên kia sông, hằng ngày người dân muốn đi chợ, học sinh đi học, hay bà con họp hành, cấp cứu ở trạm y tế cũng phải đi trên cây cầu này.

 

Chiếc cầu phao có chiều dài dài gần 200m, rộng gần 2m nhưng mỗi ngày phải “oằn mình” gánh hàng trăm lượt người và phương tiện qua lại. Là cầu phao tạm nhưng cũng đã tồn tại 3 năm nay, cầu trở nên cũ kĩ, hư hỏng nặng, rất nguy hiểm và đe doạ tính mạng cho những ai qua đây.

 

Hai dây cáp chính làm xương sống cho cầu, vì ngâm nước hơn 3 năm nên đã bị han gỉ, những chiếc thùng phi để làm cho cầu nổi trên mặt nước đã thủng, nước vào làm cầu chênh vênh, khập khiễng.

Cầu dài gần 200m không hề có lan can hay tay vịn

 

Cầu không hề có lan can hay tay vịn, đặc biệt những chiếc đinh được đóng để cố định các tấm vào đế gỗ, làm mắt đường cho cầu đã bị mục nát và bung ra, nhiều tấm ván đã bị gãy, có thể sập xuống bất kì lúc nào, mỗi khi có người hay xe cộ qua lại là chiếc cầu “run lên bần bật ”. Vì sự nghiêng ngả, chao đảo của cây cầu mà người đi trên cầu như biểu diễn “xiếc thăng bằng”.

 

Hằng ngày có gần một trăm em học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 phải đi đến trường trên chiếc cầu này, bác Hồ Thị Hà, một người dân thường xuyên đi qua trên chiếc cầu này, cho biết: “Chiếc cầu ni nguy hiểm lắm anh ạ, mỗi khi có người hay xe cộ qua lại là nghiêng ngả chao đảo. Mỗi lần đi chợ, nhìn các cháu đi học trên cầu này mà tui thót tim. Có khi 4 - 5 cháu học sinh sang được nửa cầu gặp cơn gió to, cầu cứ chao đảo, các cháu ôm nhau lại mà hét toáng lên, nước dưới ni thì sâu lắm, cả chục mét nước, năm ngoái có người lao cả người và xe xuống sông bị chết đuối, còn rơi xuống mà bám được ở thùng phi may mắn thoát chết thì nhiều”.

 

Đã có nhiều trường hợp lộn nhào cả người và phương tiện xuống sông. Anh Lương Văn Hoàn, một người rơi xuống sông may mắn thoát chết, sợ hãi kể lại: “Hôm ấy tôi đi mua bao thức ăn chăn nuôi cho heo, khi về trời tối đi đến giữa cầu vì chở nặng, xe bị nghiêng đổ. Chân bị trượt nên tôi lao cả người và xe xuống sông. Xe thì mất nhưng người may mắn bám được vào dây cáp nên không việc chi cả, giờ mỗi lần qua đây sợ lắm”.

 

Hằng ngày có hàng trăm lượt người qua lại trên chiếc cầu.

Lúc mưa to, lũ lớn, nước sông dâng, dòng nước chảy xiết mạnh khiến cáp cầu “căng như dây đàn”, lật qua lật lại như “nhảy dây”. Những khi có thuyền, xuồng đi qua, cầu được mở cáp để lấy làn đường, sau đó dây cáp được cố định lại một cách lỏng lẻo, có thể tuột ra bất cứ lúc nào.

 

Khi được hỏi về thực trạng và sự nguy hiểm của cây cầu, ông Nguyễn Hồng Quân, chủ tịch UBND xã Phương Mỹ cho biết: “Cây cầu được lắp từ năm 2009, biết cầunguy hiểm là vậy xã cũng muốn làm một cây cầu mới cho người dân đi lại được an toàn, nhưng Phương Mỹ là một xã nghèo trong huyện, không đủ nguồn kinh phí, chúng tôi đã từng kiến nghị lên cấp trên và đang trong thời gian chờ xem xét”.

 

Chiếc cầu phao đơn điệu, lỏng lẻo luôn là nỗi đe doạ tính mạng của người dân khi đi qua đây. Biết nguy hiểm luôn rình rập nhưng không còn cách nào khác nên từng ngày, từng giờ người dân vẫn phải lưu thông, phó mặc tính mạng của mình cho sự may rủi.

 

Cầu chao đảo nghiêng ngả khiến nhiều trường hợp rơi xuống sông

Người dân nơi đây luôn mong mỏi có một cây cầu cứng, an toàn để hằng ngày học sinh đi học không phải lo lắng, người đi chợ, đi làm không phải nơm nớp trước miệng thủy thần hà bá.

(Nguồn:Infonet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Cầu tạm” dọa người ở Hà Tĩnh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI