Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Cần xử lý triệt để "Chợ gỗ" giữa lòng phố núi Pleiku
(09:19:39 AM 20/08/2013)Ảnh minh họa IE
Từ 7 giờ đến 15 giờ hàng ngày là khoảng thời gian "chợ gỗ" họp. Trung bình mỗi lần họp như thế thường có từ 3-5 xe, cao điểm có khi lên tới gần chục xe. Theo mỗi xe có khoảng 4-5 thanh niên người Jrai, trên mỗi xe chất khoảng 3-4 bộ gốc, rễ và khoảng 5-6 khúc gỗ có đường kính 30-40 cm, dài từ 80-120cm, mà theo lời các thanh niên này là để đẽo lục bình, tạc tượng. Thành phần gỗ cũng khá đa dạng với các loại gỗ quý hiếm như dáng hương, trắc, cà chit đen, bằng lăng… Thế nhưng giá cả lại khá rẻ khi chỉ có từ 2-6 triệu đồng cho cả xe vừa gốc vừa gỗ. Chính vì vậy “chợ gỗ” ngày càng thu hút đông đảo dân chơi gỗ vào săn lùng, tìm kiếm cho mình một khúc gỗ ưng ý với giá quá “hời”.
Trong vai một người đi mua gỗ về làm tượng, chúng tôi bắt chuyện anh Ngọk (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) thì được anh này cho biết: Gỗ mình khai thác ở khu vực phía huyện Phú Thiện rồi chở lên đây bán, vài ba ngày bán được một chuyến 2-3 triệu đồng. Nhiều hôm có những gốc trắc, cẩm có dáng thì bán được nhiều hơn.
Chỉ trong một quãng đường ngắn khoảng 20m nhưng lại có tới gần chục chiếc xe công nông chất đầy gốc, gỗ đứng nối tiếp nhau. Người mua, kẻ bán tấp nập, người thì leo lên xe lật tung từng cái gốc, từng tấm gỗ để xem, người thì mải mê kỳ kèo giá cả. Tất cả làm thành một khung cảnh lộn xộn ngay trên trục đường chính vào thành phố, trông rất phản cảm.
Trao đổi về công tác xử lý, dẹp bỏ những xe bán gỗ này, ông Nguyễn Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai cho biết: Tình trạng bà con đào gốc rễ, thậm chí tìm chặt cả cây gỗ quý đem bán tại khu vực thành phố đã có từ năm ngoái và Chi cục cũng đã phân công Đội Kiểm lâm tuần tra lưu động rà soát, bắt, tịch thu tang vật và đưa các xe công nông về tạm giữ. Những người bán ở "chợ gỗ" là đồng bào dân tộc thiểu số nên khi bị bắt khó có thể áp dụng chế tài xử phạt hành chính, lại càng khó thực hiện các biện pháp cưỡng chế vật dụng, giam giữ phương tiện, bởi đó cũng là phương tiện phục vụ lao động, sản xuất của họ.
Để giải quyết tình trạng trên, Chi cục sẽ tăng cường hơn nữa công tác tuần tra các địa điểm thường xuyên tụ họp bán gỗ; đồng thời thiết lập đường dây nóng, tạo lập cơ sở nguồn tin thông báo tại chỗ để kịp thời phát hiện và bắt giữ. Ngoài ra, Chi cục sẽ kiên quyết hơn trong xử phạt hành chính, cũng như thu giữ tang vật, phương tiện để răn đe và ngăn ngừa triệt để.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.