»

Thứ sáu, 22/11/2024, 17:13:16 PM (GMT+7)

Cần lắm cây cầu để học trò yên tâm đến lớp

(10:53:41 AM 14/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Học sinh đón mùa tựu trường bằng một đợt mưa lũ lớn, bên cạnh niềm vui được bước lên một lớp học mới thì thầy, trò và cả phụ huynh Trường THPT Cờ Đỏ, xã Nghĩa Hồng (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) lại thêm một mùa nữa phải lo lắng.

 Gian nan đến trường mùa lụt 

 

Còn nhớ, lúc bắt đầu năm học mới 2012 - 2013, cũng là lúc những cơn mưa bắt đầu trút xuống. Thay vì được đến lớp, đến trường học trong không khí ấm áp ngày khai giảng thì những học trò của Trường THPT Cờ Đỏ lại phải lặn lội từ sáng sớm để đến trường cho kịp dự lễ khai giảng. Ngày lễ khai giảng, các em học sinh của trường dường như màu áo trắng pha chút với màu đất đỏ bazan trên mảnh đất Phủ Quỳ làm cho các em thêm lấm lem bởi những trận mưa làm nước khe suối dâng cao khiến các em không thể qua khe để đến trường được. 

 

Trường THPT Cờ Đỏ là điểm cho học sinh của 8 xã Nghĩa Hưng, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Mai, Nghĩa Hồng, Nghĩa Yên, Nghĩa Minh, Nghĩa Sơn, Nghĩa Lâm (của Nghĩa Đàn) và một số học sinh thuộc phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa. Tuy nhiên, để đến được trường học thì quãng đường hết sức khó khăn. Đối với học sinh xã Nghĩa Hưng phải qua hết 3 con khe, nếu là mùa nắng thì quãng đường hơn 10km cũng đã vất vả rồi. Vào mùa mưa để đến trường phải đi hơn 1 tiếng đồng hồ mới tới trường, nếu như nước sông Hiếu dâng lên thì học sinh phải nghỉ học.  

 

 

 

Đập tràn khe Ang cứ mưa xuống là nước ngập. 

 

Ông Lê Viết Sỹ - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thịnh cho biết: “Sáng 5/9, trường khai giảng năm học mới nhưng nước khe Ang to quá nên tất cả phải đi đường vòng, vất vả lắm. Cho nên đành phải đi muộn vậy. Ở đây các em học sinh cứ hễ mưa xuống, thì đập tràn khe Ang không thể đi được. Cũng tại đập tràn này đã cướp đi nhiều sinh mạng lội qua khe khi nước lũ về rồi...”. 

 

Đối với học sinh xã Nghĩa Thịnh, đi qua khe Ang, đoạn chảy qua xã Nghĩa Hồng là một quãng đường không hề dễ dàng chút nào. Nếu gặp mưa xuống, nước khe dâng lên cách duy nhất để các em học sinh đến trường phải đi vòng qua xã Nghĩa Mai hơn 8km để đến được trường. “Tất cả học sinh của xã học cấp 3 đều phải qua Trường THPT Cờ Đỏ để học, nhưng mỗi khi nước xuống lớn thì các em phải nghỉ học hoặc đi vòng hơn 10km mới đến được trường. Việc xây dựng một cây cầu qua tràn đội 1 là điều cần thiết”,ông Cao Xuân Tùng - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Minh trăn trở.

 

 Mơ ước một cây cầu 

 

Tràn đội 1 là nỗi khiếp sợ đối với hàng trăm học sinh cũng như thầy cô và hàng ngàn người dân nơi đây mỗi mùa mưa lũ về. Theo chính quyền địa phương và người dân, thì khu vực khe này đã có hàng chục người bị nước cuốn trôi. Năm 2010, một học sinh liều mình đi qua cầu tràn đã bị nước cuốn trôi mất tích; năm 2011, một chiếc xe ô tô con đi qua đoạn khe này cũng bị nước cuốn trôi, may mắn 4 hành khách trên xe thoát kịp thời…; mới đây nhất vào trung tuần tháng 4/2012, ông Lê Xuân Hiếu (xã Nghĩa Mai) cũng đã bị nước cuốn đi khi đi qua tràn nước lớn.

 

Bà Nguyễn Thị Lộc - một hộ dân sống bên cạnh đập tràn đội 1 cho biết: “Năm mô đến mùa mưa lũ tui cũng chứng kiến cảnh người trôi, xe trôi, người chết mỗi khi lội qua khe, đối với học sinh thì hết sức nguy hiểm. Thấy nước lớn là tui ra ngăn không cho chúng sang, nhưng đi học về rồi không qua khe để về nhà thì không biết ở mô…”.

 

 Cần lắm chiếc cầu để thay thế đập khe Ang. 

 

Thầy Dương Đình Nghệ - hiệu trường Trường THPT Cờ Đỏ cho biết:“Trường chúng tôi có học sinh của 8 xã trên địa bàn học tập, hằng năm cứ đến mùa mưa lũ lại lo cho tính mạng học sinh. Nhiều em vì sợ phải nghỉ học nên vượt khe suối đến trường đã bị nước lũ cuốn trôi. Những ngày mưa chỉ có khoảng 300/1163 em học sinh là có thể đến lớp, còn lại không thể vượt khe tràn đi học vì nước. Ngày nào chưa có cầu thì ngày đó thầy và trò còn vất vả nhiều, còn lo lắng nhiều”. 

 

Em Hoàng Thị Vân (học sinh lớp 11), trú xã Nghĩa Hưng chia sẻ: “Mùa mưa năm ngoái em nghỉ học hơn 10 ngày vì nước to không thể qua khe được, năm nay mùa mưa đến, em cũng nghỉ một số buổi rồi. Nhiều hôm thấy mấy anh chị lội qua khe đi học nhưng em quá sợ không có sức để qua khe nên đành phải nghỉ học vậy. Từ thời anh, chị gái em và đến bây giờ là em đi học cái khe Ang này vẫn vậy, không biết khi mô thì có cầu để đi qua đây chú ơi…”. 

  Chừng nào còn đập tràn khe Ang, thì tính mạng người dân còn bị đe dọa.

 

Cây cầu là niềm mơ ước không chỉ riêng em Vân mà của tất cả những học trò nơi đây, tất cả những người dân sống quanh vùng để có thể thoát khỏi miệng hà bá vào mùa mưa. 

 

 

Hằng năm, khi đến mùa lũ, không chỉ riêng học trò lo không thể đến lớp mà phụ huynh còn lo cho tính mạng của con em mình khi đi qua khe, thầy cô giáo ở trường cũng mang trong mình nỗi lo không kém… Khe Ang và đập tràn Đội 1 là nỗi ám ánh và khiếp sợ cho những người đi qua đây đặc biệt là học sinh khi mỗi mùa nước lớn. Người dân nơi đây đang mong mỏi một cây cầu để tránh những rủi ro có thể xảy ra trong thời gian tới.

(Nguồn: Dân Trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần lắm cây cầu để học trò yên tâm đến lớp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI