Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Các nước trên toàn thế giới được khuyến khích chú ý đến “điểm ngoặt” của vi rút corona và cấm buôn bán động vật hoang dã
(20:58:09 PM 09/04/2020)Ảnh: HSI
Đại diện các chính phủ trên toàn cầu hôm nay đã nhận được một lời kêu gọi khẩn cấp và kèm theo một báo cáo tổng hợp (Sách trắng- Whitepaper) dựa trên các bằng chứng khoa học từ tổ chức Humane Society International (HSI). HSI kêu gọi hành động ngay lập tức nhằm cấm buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD) - đặc biệt là động vật có vú và chim là những loài có khả năng nhiễm vi rút corona – với mong muốn chặn đứng các mối đe dọa mà chúng gây ra cho sức khỏe cộng đồng, cũng như góp phần trong việc bảo tồn loài và quan tâm đến phúc lợi động vật.
Mặc dù nguồn gốc chính xác của chủng vi rút corona hiện tại vẫn chưa được làm rõ, nhưng nó có khả năng bắt nguồn từ một khu chợ tại Vũ Hán, Trung Quốc, nơi bán và giết mổ ĐVHD sống tại chỗ. Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm đã gắn liền với việc buôn bán ĐVHD, trong đó có dịch SARS năm 2003, được cho là đã truyền sang người do cầy hương được bán để lấy thịt. Ước tính 75% các bệnh truyền nhiễm mới nổi là bệnh bị lây truyền từ động vật.
Tiến sĩ Teresa Telecky, phó chủ tịch tổ chức HSI – chịu trách nhiệm mảng ĐVHD, cho biết, “Đại dịch COVID-19 hiện tại đã chứng minh việc buôn bán ĐVHD có thể gây ra mối nguy hại khủng khiếp như thế nào, không chỉ đối với các loài ĐVHD có liên quan, mà còn đối với con người trên khắp thế giới. COVID-19 đã gây ra cái chết của hàng chục ngàn người, nó đã và sẽ gây những tác động tiêu cực lâu dài đối với các nền kinh tế địa phương cũng như thế giới. Các chợ ĐVHD là điểm bùng phát dịch bệnh mà các chính phủ trên toàn cầu không được bỏ qua. Các chợ ĐVHD là nơi lí tưởng cho đại dịch toàn cầu tiếp theo bùng nổ, vì vậy lãnh đạo các quốc gia phải làm mọi cách có thể để ngăn chặn điều này xảy ra lần nữa, và điều đó có nghĩa là nghiêm cấm việc buôn bán nguy hiểm này và giúp những người buôn bán tham gia tìm kiếm sinh kế thay thế càng nhanh càng tốt.”
Để thúc đẩy lệnh cấm toàn cầu, HSI cũng kêu gọi các chính phủ tích cực hỗ trợ những người dân hiện đang phụ thuộc nặng nề vào việc buôn bán ĐVHD chuyển sang những sinh kế thay thế và cung cấp thêm nguồn lực để giáo dục công chúng về rủi ro sức khỏe của việc buôn bán ĐVHD.
Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm tạm thời đối với việc bán ĐVHD làm thực phẩm vào đầu tháng 3, nhưng vẫn chưa được luật hóa để có thể thực thi một cách hữu hiệu. Bên cạnh đó, các loài ĐVHD được sử dụng cho các mục đích khác như y học cổ truyền bị loại trừ khỏi lệnh cấm, và các ĐVHD được nuôi tại các cơ sở nuôi nhốt cũng không nằm trong lệnh cấm. Trong tháng này, thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc đã tiến thêm một bước nữa bằng cách cấm vĩnh viễn mọi hoạt động buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã, kèm thêm chó và mèo. Tuy nhiên, trên toàn cầu và đặc biệt là ở các khu vực khác của châu Á, hàng ngàn các chợ tương tự đã có mối liên quan với cả dịch SARS và COVID-19, vẫn tồn tại và tiếp tục tạo ra mối đe dọa đối với sức khỏe con người. Thông thường ở các chợ như vậy, nhiều loài ĐVHD đang phải chen chúc nhau trong điều kiện mất vệ sinh và căng thẳng, và thường xuyên bị giết mổ ngay tại đó hoặc được bán sống như những thú cưng độc và lạ. Chính những điều này đã và đang tạo ra một “môi trường” lý tưởng cho sự lây lan của các căn bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người.
Ảnh: HSI
“Các lệnh cấm tạm thời việc buôn bán ĐVHD là một khởi đầu tốt, nhưng để giải quyết triệt để các dịch bệnh tiềm ẩn trong tương lai, các nước bắt buộc phải cấm buôn bán ĐVHD vĩnh viễn và bao gồm cả ĐVHD được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào - cả làm thuốc, lông thú, vật nuôi và các loại khác. Với tình hình đang rất nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe con người và bảo vệ động vật hoang dã toàn cầu, không có chỗ cho sự tự mãn hay những biện pháp nửa vời” T.S Telecky giải thích.
Những lo lắng toàn cầu:
-Thị trường chim trời/chim hoang dã ở Việt Nam có liên quan đến sự lây lan của vi rút cúm gia cầm (HPAI H5N1);
-Các khảo sát trước đây tại các chợ buôn bán ĐVHD ở Lào đã xác định các động vật có vú bị bày bán ở đó có khả năng lưu trữ 36 mầm bệnh truyền nhiễm;
-Một phân tích tài liệu gần đây sử dụng dữ liệu khảo sát của TRAFFIC từ các nhà hàng đặc sản thú rừng, quầy hàng bên đường và chợ ở Malaysia, đã xác định 51 mầm bệnh truyền nhiễm, đang “trú ngụ” trong cơ thể của các loài hoang dã bị bày bán;
HSI cũng cảnh báo rằng các lệnh cấm buôn bán ĐVHD phải toàn diện và áp dụng cho việc bán và tiêu thụ tất cả các loài động vật có vú và các loài chim hoang dã. Điều này dẫn đến việc vật chủ trung gian tiềm ẩn cho dịch bệnh tiếp theo không còn nữa. Dơi đã được xác định là vật chủ tự nhiên hoặc nguồn chứa của nhiều loại vi rút, bao gồm cả vi rút corona, và được bán như món đặc sản ở Đông và Đông Nam Á, các đảo thuộc khu vực Thái Bình Dương và Châu Phi cận Sahara. Tuy nhiên, vi rút corona từ dơi sử dụng các vật chủ trung gian để “vũ khí hoá” và chuyển vi rút sang con người, do đó, những lệnh cấm nửa vời sẽ không giải quyết đến gốc rễ của vấn đề.
Cũng trong Ngày Sức khỏe Thế giới, HSI đã cùng với 241 tổ chức ký một bức thư ngỏ gửi tới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi họ loại trừ việc sử dụng ĐVHD trong Y học Cổ truyền Trung Quốc.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Các nước trên toàn thế giới được khuyến khích chú ý đến “điểm ngoặt” của vi rút corona và cấm buôn bán động vật hoang dã
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.